Chuyến đi bộ ngoài không gian thứ 200 trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Tối 12/5 (theo giờ Việt Nam), hai du hành gia Mỹ đã bắt đầu chuyến đi bộ ngoài không gian thứ 200 để tiến hành một số công tác bảo dưỡng và nghiên cứu khoa học bên ngoài Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Chuyến đi bộ của nữ du hành gia kỳ cựu Peggy Whitson, 57 tuổi, và đồng nghiệp của cô là Jack Fischer, 43 tuổi, bắt đầu lúc 8 giờ tối 12/5 (theo giờ Việt Nam), muộn hơn 2 tiếng so với dự kiến ban đầu do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện sự cố rò rỉ nước trong bộ quần áo du hành vũ trụ của Fischer.

Theo NASA, lỗi kỹ thuật xảy ra ở thiết bị bảo dưỡng và làm mát trung tâm (SCU), có chức năng cung cấp điện và ôxy cho bộ đồ của du hành gia.


Nhà du hành Mỹ đi bộ ngoài không gian. (Nguồn: NASA).

Tuy nhiên, các chuyến đi bộ ngoài không gian vẫn có thể được thực hiện chỉ cần một SCU hoạt động. Do đó, các chuyên gia NASA nhất trí phương án để các du hành gia lần lượt sử dụng SCU và pin thay thế để cung cấp điện cho bộ quần áo du hành.

Các chuyến đi bộ ngoài không gian thường kéo dài khoảng 6,5 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, chuyến đi bộ lần thứ 200 sẽ được rút ngắn xuống còn 4 giờ do khởi hành muộn sau sự cố.

Các du hành gia sẽ thực hiện nhiệm vụ thay thế thiết bị ExPRESS Carrier Avionics (ExPCA) nặng 91kg, giúp cung cấp nguồn điện, truyền dữ liệu và các lệnh cho các thí nghiệm bên trong ISS. Đây là chuyến đi bộ ngoài vũ trụ thứ 9 của Whitson, đánh dấu kỷ lục đối với một nữ du hành gia, đồng thời là chuyến đi bộ đầu tiên của du hành gia Fischer ra ngoài không gian.

Trước đây, NASA cũng từng nhiều lần gặp các sự cố rò rỉ nước bên trong mũ bảo hộ của các du hành gia. Đáng chú ý là chuyến đi bộ ngoài không gian vào năm 2013 khi nhà du hành người Italy Luca Parmitano phải cắt ngắn thời gian chuyến đi và buộc phải trở về phòng thí nghiệm không gian trong tình trạng khẩn cấp.

Các bộ quần áo du hành màu trắng của NASA đang xuống cấp sau 4 thập kỷ đưa vào sử dụng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Đăng ngày: 02/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời

Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời

Nếu chế tạo được tàu vũ trụ di chuyển với vận tốc ánh sáng 1.080 triệu km/h, con người có thể khám phá những hành tinh xa xôi trong hệ Mặt Trời chỉ trong phút chốc.

Đăng ngày: 13/10/2024
Hệ Mặt Trời là gì?

Hệ Mặt Trời là gì?

"Hệ Mặt Trời" (Thái Dương Hệ) là "một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời".

Đăng ngày: 24/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News