Chuyên gia Ấn Độ khuyên ngâm gạo trước khi nấu cơm: Lợi ích bất ngờ và 4 bước ngâm gạo đúng cách

Ngâm gạo hay không ngâm gạo là một câu hỏi gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn.

Tháng 9/2020, một nhà báo chuyên về ẩm thực đã viết về những lợi ích của ngâm gạo trên trang Huffington Post. Nhà báo Amrita Amesur nói rằng với tư cách là người Ấn Độ ăn cơm từ nhỏ, cô đã "hoảng hốt" khi xem người khác "vứt thẳng gạo vào nồi" mà không vo gạo và ngâm gạo.

Do vậy, cô đã tổng hợp lại ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về vấn đề này.

Chuyên gia Ấn Độ khuyên ngâm gạo trước khi nấu cơm: Lợi ích bất ngờ và 4 bước ngâm gạo đúng cách
Ngâm gạo trước khi nấu giúp hệ tiêu hóa hấp thụ vitamin và khoáng chất từ gạo tốt hơn.

Có nên ngâm gạo trước khi nấu?

Theo nhà dinh dưỡng học nổi tiếng người Ấn Độ Rujuta Diwekar, việc ngâm gạo trước khi nấu sẽ giúp ích cho quá trình tiêu hóa. Nói cách khác, ngâm gạo trước khi nấu giúp hệ tiêu hóa hấp thụ vitamin và khoáng chất từ gạo tốt hơn. Gạo sau khi ngâm cũng chín nhanh hơn và nở đẹp hơn.

Axit phytic là một chất tự nhiên làm giảm khả năng hấp thụ sắt, kẽm và canxi của cơ thể. Chất này được tìm thấy với hàm lượng đặc biệt cao trong các loại hạt, ngũ cốc, và các loại đậu.

"Axit phytic được tìm thấy trong thực vật, lưu trữ phốt pho trong hạt", nhà dinh dưỡng thực dưỡng và đầu bếp Shonali Sabherwal, người được tạp chí Vogue Ấn Độ công nhận là chuyên gia dinh dưỡng giỏi nhất năm 2020, nói với Huffington Post.

"Axit phytic ngăn cản quá trình hấp thụ khoáng chất và việc ngâm gạo trong nước sẽ loại bỏ axit phytic. Người bị thiếu kẽm và sắt cần phải cẩn thận hơn với chất này", Sabherwal nói thêm.

Do đó, Sabherwal khuyên độc giả ngâm gạo trước khi nấu để tăng cường dinh dưỡng. Ngâm gạo đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm axit phytic và tăng khả năng tiếp cận sinh học của kẽm và sắt (từ ngũ cốc), chuyên gia nói.

Chuyên gia Ấn Độ khuyên ngâm gạo trước khi nấu cơm: Lợi ích bất ngờ và 4 bước ngâm gạo đúng cách
Ngâm gạo không chỉ cung cấp dinh dưỡng tốt mà còn giúp cơm ngon hơn.

Marina Balakrishnan, một đầu bếp tại Mumbai, nói rằng ngũ cốc chỉ thực sự chín hoàn hảo tận bên trong nếu được ngâm nước đủ lâu.

Balakrishnan giải thích: "Ngâm gạo đẩy nhanh quá trình nấu, hạt sẽ hấp thụ nước và nhiệt tốt hơn, do đó, mềm hơn".

Theo Balakrishnan, gạo nguyên hạt, gạo lứt, gạo nếp cẩm và gạo huyết rồng là những loại gạo đặc biệt nên ngâm để có được kết cấu mềm dẻo.

Thời gian ngâm gạo

Có rất nhiều loại gạo khác nhau và rất nhiều cách để nấu cơm trong mỗi nền văn hóa. Các loại gạo có hình dạng, kích thước khác nhau (hạt dài, hạt trung bình hoặc hạt ngắn), hàm lượng tinh bột và chất xơ cũng khác nhau. Và gạo cũng được sử dụng trong các công thức khác nhau để đạt kết quả về kết cấu và hương vị phù hợp.

Chuyên gia Ấn Độ khuyên ngâm gạo trước khi nấu cơm: Lợi ích bất ngờ và 4 bước ngâm gạo đúng cách
Mỗi loại gạo cần ngâm trong khoảng thời gian khác nhau.

Chính những yếu tố này quyết định số lượng nước cần dùng để nấu cơm, thời gian cần thiết để ngâm gạo và thời gian nấu gạo. Dựa trên từng loại gạo và tùy thuộc vào nhu cầu nấu, thời gian ngâm lý tưởng có thể là từ 15 phút đến 12 tiếng, theo các chuyên gia.

Mỗi loại gạo và mỗi công thức đều cần hướng dẫn cụ thể, nhưng nhìn chung đây là thời gian ngâm gạo lý tưởng, theo các chuyên gia Ấn Độ:

  • Các loại gạo nguyên cám: ngâm 6-12 giờ
  • Gạo lứt đã được đánh bóng: ngâm 4-6 giờ
  • Gạo nếp Thái: ngâm qua đêm
  • Gạo basmati, gạo thơm hoa nhài: Ngâm 15-30 phút, trừ khi công thức đặc biệt khuyến nghị khác
  • Gạo arborio hạt ngắn: Không ngâm
  • Gạo trắng thông thường đã được đánh bóng: ngâm 0-15 phút (khuyến nghị nhưng không cần thiết)

4 bước ngâm gạo

Ngâm gạo là một việc khá đơn giản trong quá trình nấu cơm. Dưới đây là 4 bước ngâm gạo, theo tư vấn của trang web nấu ăn Minimalist Baker.

  • Bước 1: Vo gạo, nhặt bỏ tạp chất, nhặt loại hạt xấu.
  • Bước 2: Cho gạo vào bát hoặc nồi, đổ lượng nước gấp đôi lượng gạo vào (cứ 1 cốc gạo thì lấy 2-3 cốc nước).
  • Bước 3: Ngâm gạo theo thời gian khuyến nghị, không cần đậy nắp, để ở nhiệt độ phòng.
  • Bước 4: Đổ nước ngâm gạo đi và rửa sạch một lần nữa nếu muốn.

Tôm càng đột biến đang xâm chiếm cả châu Âu nhờ khả năng độc nhất vô nhị

NASA cho hay: Một số sinh vật Trái đất có thể tạm thời sống sót trên sao Hỏa

Vật thể khủng khiếp ra đời từ "ngôi sao nổ" người Trái đất chụp được năm 1987

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu: Chế độ ăn thuần chay giúp giảm cân tốt hơn nhiều so với chế độ Địa Trung Hải

Nghiên cứu: Chế độ ăn thuần chay giúp giảm cân tốt hơn nhiều so với chế độ Địa Trung Hải

Theo một nghiên cứu mới mang tính đột phá, chế độ ăn thuần chay có hiệu quả giảm cân tốt hơn nhiều so với chế độ ăn Địa Trung Hải.

Đăng ngày: 04/03/2021
Những liệu pháp chữa tủy sống đầy hứa hẹn

Những liệu pháp chữa tủy sống đầy hứa hẹn

Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã thành công phát triển một số liệu pháp tế bào gốc khác nhau, nhắm vào các tổn thương tủy sống.

Đăng ngày: 04/03/2021
Top 7 loại rau củ không nấu chín kĩ mà cứ ăn sống sẽ làm cơ thể sẽ bị nhiễm độc tố

Top 7 loại rau củ không nấu chín kĩ mà cứ ăn sống sẽ làm cơ thể sẽ bị nhiễm độc tố

Nhiều người thích ăn rau sống vì nghĩ rau có thể giảm cân, tránh mất chất dinh dưỡng nhưng không phải loại rau nào cũng có thể ăn sống được.

Đăng ngày: 04/03/2021
Phát hiện mới về nhóm người tự khỏi HIV không cần dùng thuốc

Phát hiện mới về nhóm người tự khỏi HIV không cần dùng thuốc

Giới chuyên gia phát hiện khoảng 4% bệnh nhân ở Congo tự kiểm soát virus HIV mà không cần điều trị.

Đăng ngày: 04/03/2021
Các trung tâm tiêm chủng thuộc hệ thống tiêm chủng VNVC trên toàn quốc

Các trung tâm tiêm chủng thuộc hệ thống tiêm chủng VNVC trên toàn quốc

Cùng điểm danh các trung tâm tiêm chủng VNVC hiện đại, quy mô lớn, được đầu tư khang trang về cơ sở vật chất, hệ thống kho lạnh chuẩn GSP, quy trình tiêm chủng an toàn dưới đây.

Đăng ngày: 02/03/2021
Cà phê làm giảm khối lượng chất xám nhưng bạn đừng quá lo

Cà phê làm giảm khối lượng chất xám nhưng bạn đừng quá lo

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thụy Sỹ, các chất kích thích chứa cafein dường như có thể thay đổi chất xám trong não bộ của con người.

Đăng ngày: 02/03/2021
Hít một số mùi hương độc hại trên ôtô khoảng 20 phút/ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư?

Hít một số mùi hương độc hại trên ôtô khoảng 20 phút/ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư?

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ tiết lộ, những người tiếp xúc quá nhiều và quá lâu với một số mùi hóa chất trong xe hơi có thể tăng nguy cơ mắc ung thư.

Đăng ngày: 01/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News