Chuyên gia bắt lỗi phát biểu về keo xịt tóc của Donald Trump

Ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ rõ hiểu biết chưa đầy đủ về keo xịt tóc, sản phẩm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của ông.

Trong bài phát biểu hôm 5/5 ở West Virginia, Donald Trump lên tiếng phàn nàn về sản phẩm mà ông vẫn sử dụng hàng ngày là keo xịt tóc. "Mọi người không nên tiếp tục sử dụng keo xịt tóc vì sản phẩm này ảnh hưởng tới tầng ozone. Keo xịt tóc ngày nay không còn giống như trước. Nó từng thực sự tốt", Trump nói.

Tuy nhiên, theo Steven Maguire, nghiên cứu viên ở SNOLAB, một cơ sở vật lý dưới lòng đất ở Ontario, Canada, keo xịt tóc ngày nay ít gây hại hơn nhiều so với keo xịt tóc thời trước, vì các sản phẩm hiện đại không chứa chlorofluorocarbon hay CFC.

Phân tử CFC gồm chuỗi nguyên tử carbon gắn kèm nguyên tử clo và flo, đóng vai trò như tác nhân thúc đẩy thuốc xịt tóc lỏng phun ra ngoài lọ và phân tán vào không khí. Nói cách khác, keo xịt tóc thực chất chỉ là một chất lỏng.


Donal Trump - ứng viên tổng thống Mỹ chưa hiểu đầy đủ về keo xịt tóc. (Ảnh: Albert H. Teich).

Hợp chất CFC lần đầu tiên được phát triển vào những năm 1930. Ở thời điểm đó, các nhà khoa học cho rằng CFC không phản ứng với bất kỳ hợp chất nào khác. Họ suy đoán đây là chất trơ. Nhiều thế kỷ sau, các nhà nghiên cứu nhận thấy CFC phản ứng với phân tử ozone.

Ozone cấu tạo từ ba nguyên tử oxy liên kết với nhau, là thành phần chính của một lớp trong tầng bình lưu của Trái Đất, cách mặt đất vài kilomet. Tầng ozone giữ vai trò quan trọng đối với thời tiết trên hành tinh thông qua hấp thụ phần lớn tia cực tím của Mặt Trời, che chắn cho Trái Đất trước loại tia độc hại này.

Khi phân tử CFC bay lên tầng bình lưu, chúng phản ứng với tia cực tím, dẫn đến một nguyên tử clo bị tách ra khỏi phân tử CFC và phản ứng với tầng ozone, khiến phân tử ozone chia nhỏ. Sau đó, nguyên tử clo tiếp tục trôi nổi, chia nhỏ thêm nhiều phân tử ozone khác.

Càng nhiều phân tử CFC bay vào khí quyển, tầng ozone càng bị bào mòn. Khi CFC được ứng dụng trong các sản phẩm, tốc độ chia nhỏ ozone cao hơn tốc độ hình thành.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra vấn đề trên vào thập niên 1970 và việc sử dụng CFC bị loại bỏ. Năm 1987, các nước thuộc Liên Hiệp Quốc ký kết Nghị định thư Montreal, kêu gọi thúc đẩy cắt giảm CFC trong các sản phẩm tiêu dùng.

CFC trong keo xịt tóc được thay bằng hydrochlorofluorocarbon hay HCFC, theo Maguire. Thay vì chỉ chứa clo và flo cùng chuỗi carbon, phân tử HCFC có thêm một nguyên tử hydro. HCFC cũng có tác dụng đẩy dung dịch xịt tóc ra ngoài lọ như CFC. Khác với phân tử CFC có thể chia nhỏ nhiều phân tử ozone, nếu phân tử HCFC bay lên tầng thượng quyển, chúng chỉ chia nhỏ một phân tử ozone và sau đó ngừng lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News