Chuyên gia khuyên không dùng nước khoáng nấu ăn

Trao đổi với PV qua điện thoại, GS.TSKH Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam khuyến cáo "không nên dùng nước khoáng để nấu ăn mà chỉ nên dùng nước sạch, tinh khiết".

GS Sung phân tích, các loại nước khoáng đã được xử lý và bổ sung các chất có lợi cho cơ thể gồm: magie, canxi, natri, kali... nếu dùng để nấu ăn, trước hết ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Khi nước nấu ở nhiệt độ cao sẽ tác động đến thành phần khoáng sinh ra cặn canxi, nattri... gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là những người thận yếu.


Nước khoáng chỉ dùng để uống, không đun nấu.

"Ngoài ra, các chất trong thực phẩm và thành phần khoáng của nước, khi đun ở nhiệt độ cao có thể xảy ra các phản ứng hóa học, không lường hết được tác hại", GS Sung nói và khuyên nước khoáng chỉ dùng để uống, không đun nấu. Với các loại nước tinh khiết có nguồn gốc đảm bảo an toàn, có thể nấu ăn hàng ngày vì nước này không chứa khoáng chất.

Hiện trên thị trường có nhiều loại khác nhau gồm nước (khoáng, suối, tinh khiết). Theo PGS. TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Hóa học Hà Nội, các loại nước này khác nhau về thành phần khoáng chất, nguồn sản xuất và giá trị sử dụng. Trong đó nước khoáng có nhiều hàm lượng khoáng chất với hàm lượng ổn định, và phải có một số yếu tố đặc hiệu theo quy định tiêu chuẩn của thế giới hoặc Việt Nam.

Với nước tinh khiết không có thành phần vi khoáng. Nước suối nằm trong các tầng địa chất đặc biệt, có hàm lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nhưng hàm lượng này trong nước suối không ổn định, không cao còn được gọi là nước thiên nhiên tiệt trùng.

Theo bà An, khi sử dụng người dân cũng cần đọc nhãn mác để biết đó là nước tinh khiết hay nước khoáng và các thành phần có trong nước để sử dụng cho phù hợp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News