Chuyên gia nói gì về trào lưu ăn nhân sâm mầm thay rau để cải thiện sức khỏe?

Thời gian gần đây, những quảng cáo về sâm tươi hay còn gọi là nhân sâm mầm như là "ăn như rau, vừa tốt sức khỏe vừa làm đẹp da..." đã nhận được sự quan tâm của không ít người, đặc biệt là các chị em.

Nhân sâm mầm vừa tốt sức khỏe, vừa làm đẹp da được chia sẻ nhiều trên mạng

Qua tìm hiểu, các trang bán hàng online, mạng xã hội facebook, tiktok... hiện nay đều đang bán rất nhiều nhân sâm mầm. Những người bán hàng quảng cáo nó như một loại rau sạch, ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Đặc biệt, theo người bán thì bạn có thể ăn thay thế như rau bình thường.

Tiktoker N.L.S chia sẻ về nhân sâm mầm: "Ăn cả cây, như một loại rau sạch, bảo quản tự nhiên được 5-7 ngày, để tủ lạnh thì lâu hơn 2 tuần".

Khi được hỏi về nhân sâm mầm, tiktoker D.H cho biết, nhân sâm mầm được trồng một năm như bình thường. Sau đó, chúng tiếp tục được trồng theo phương pháp thủy canh trong vòng 2 tháng nữa để có đủ lá, thân, rễ. Tất cả những bộ phận này đều có thể ăn được.

Chuyên gia nói gì về trào lưu ăn nhân sâm mầm thay rau để cải thiện sức khỏe?
Nhiều quảng cáo về nhân sâm mầm có công dụng không kém nhân sâm củ, có thể ăn thay rau. (Ảnh chụp Tiktok).

Người bán hàng này cho biết: "Nhân sân mầm là sản phẩm mang tính đột phá vì vẫn có được những hoạt chất quý của nhân sâm củ nhưng chi phí sản xuất thấp hơn. Chúng còn có thể sử dụng thành một món ăn như rau xanh hàng ngày. Nhân sâm mầm chứa đầy đủ hoạt chất của nhân sâm củ, trong đó có một hoạt chất là saponin, cao gấp 6-8 lần so với sâm củ nên giá trị dinh dưỡng cũng dồi dào hơn so với nhân sâm".

Như vậy, theo như quảng cáo, ăn nhân sâm mầm, bạn thậm chí còn thu được hàm lượng dưỡng chất cao hơn cả sâm củ bình thường, giá lại rẻ hơn nhiều.

Một tiktoker có tên H.N, chia sẻ trên MXH rằng hàm lượng saponin trong nhân sâm mầm có một hợp chất quan trọng saponin Rh1 có tác dụng bảo vệ gan, giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa ung thư, giảm kết dính tiểu cầu. Trong khi đó, nhân sâm củ (5-6 năm tuổi) không có hoạt chất này.

Bên cạnh đó, tiktoker này cũng tuyên truyền rằng sâm mầm có tác dụng xua tan mệt mỏi, cải thiện chức năng sinh lý, tăng khả năng tập trung, thúc đẩy trao đổi chất, phòng chống béo phì, tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe. Ngoài tác dụng với sức khỏe, sâm mầm còn có rất nhiều lợi ích với sắc đẹp như cải thiện nếp nhăn và độ đàn hồi của da, chống nhăn da...

Chuyên gia nói gì về trào lưu ăn nhân sâm mầm thay rau để cải thiện sức khỏe?
Nhiều trang thương mại điện tử cũng đăng bán mầm nhân sâm.

Trên Facebook, nhiều trang bán hàng khẳng định, nhân sâm mầm chứa các hoạt chất ginsenoside tương tự như nhân sâm củ lâu năm nhưng dễ dàng kết hợp với nhiều món ăn (sử dụng tươi cùng các món trộn, sinh tố, salad, nấu canh, súp...), đem lại trải nghiệm ẩm thực mới so với cách dùng nhân sâm truyền thống.

Trước những thông tin quảng cáo đầy hấp dẫn về nhân sâm mầm, hẳn nhiều chị em sẽ muốn mua thử về dùng cho gia đình. Thậm chí, nhiều người sẽ coi đây là cách cải thiện sức khỏe, làm đẹp da và ăn thường xuyên như rau - giống như lời quảng cáo của những người bán hàng.

Vậy, nhân sâm mầm có thực sự an toàn để ăn thay một loại rau bình thường hay không? Có phải ai cũng ăn được nhân sâm mầm?... Giới chuyên gia sẽ giải đáp cho mọi người ngay dưới đây.

Ăn nhân sâm mầm thay rau, chuyên gia nói gì?

Theo BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược), nhân sâm mầm hiện nay được quảng cáo rất nhiều trên mạng xã hội với những công dụng như phòng chống ung thư, trẻ hóa và làm đẹp da, tăng cường miễn dịch...

"Tuy nhiên, hiện chỉ có nghiên cứu về ý nghĩa của nhân sâm mầm với bệnh nhiễm khuẩn huyết. Cụ thể, sử dụng nhân sâm mầm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh những công dụng trên là đúng", BS Huy cho hay.

Chuyên gia nói gì về trào lưu ăn nhân sâm mầm thay rau để cải thiện sức khỏe?
Ăn nhân sâm mầm thường xuyên thay rau không được giới chuyên gia khuyến cáo.

Chuyên gia đưa ra nghiên cứu được đăng tải trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI), một đơn vị trực thuộc Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, trực thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ. Đây cũng là nghiên cứu duy nhất, tính đến thời điểm hiện tại, cho thấy vai trò của nhân sâm mầm với sức khỏe người dùng.

Do đó, người dân không nên dùng tùy tiện nhân sâm mầm, càng không thể ăn nó như một loại rau bình thường, muốn ăn bao nhiêu cũng được. Trong thực tế, nhân sâm là thực phẩm quý hiếm, được sử dụng nhiều để làm thuốc, xuất hiện ở dạng nguyên bản trong nhiều bài thuốc đông y. Nó cũng được dùng để bồi bổ sức khỏe.

Tuy nhiên, đây là củ nhân sâm bình thường, không phải mầm nhân sâm như đang rao bán ngoài thị trường. Do đó, chưa rõ công dụng của mầm nhân sâm thực sự tới đâu, so với củ nhân sâm thông thường.

Chuyên gia nói gì về trào lưu ăn nhân sâm mầm thay rau để cải thiện sức khỏe?
Nhân sâm.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (nguyên chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết thêm, nhân sâm tốt cho sức khỏe nhưng phải đảm bảo dùng đúng cách. Nếu dùng không đúng, nhân sâm có thể gây ngộ độc, làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người. Chuyên gia chỉ rõ một số đối tượng không nên dùng nhân sâm, kẻo tổn hại sức khỏe đáng tiếc:

  • Người thường xuyên bị đầy trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy.
  • Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp.
  • Phụ nữ trước ngày sinh.

Ngoài ra, có những đối tượng có thể dùng nhân sâm nhưng phải đảm bảo đúng cách, tuyệt đối không tùy tiện. Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu muốn dùng nhân sâm bồi bổ nên dùng buổi sáng, liều lượng thấp. Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm nhưng không lạm dụng vì nguy cơ dậy thì sớm cao.

Các chuyên gia cũng cho rằng, đây là những kiến thức nói riêng về củ nhân sâm thông thường. Trong thực tế, không rõ mầm nhân sâm sẽ hoạt động ra sao, cần lưu ý thế nào. Do đó cần thêm nghiên cứu lâm sàng về nhân sâm mầm mới có thể đưa ra kết luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dạ dày có ''3 nỗi sợ'', áp dụng nguyên tắc 2 đúng - 2 tránh - 2 chăm khỏi lo dạ dày ốm yếu

Dạ dày có ''3 nỗi sợ'', áp dụng nguyên tắc 2 đúng - 2 tránh - 2 chăm khỏi lo dạ dày ốm yếu

Dạ dày là cơ quan chịu trách nhiệm co bóp, nghiền nhỏ thức ăn và nhào trộn thức ăn cùng với acid dịch vị, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.

Đăng ngày: 17/08/2023
Loại rau giàu canxi hơn cả sữa, ăn sống hay chín đều tốt cả

Loại rau giàu canxi hơn cả sữa, ăn sống hay chín đều tốt cả

Rau diếp thơm là loại rau có họ hàng với rau xà lách. Tuy vậy, không nhiều người biết đến và ăn loại rau này.

Đăng ngày: 17/08/2023
Có nên bịt miệng khi tập thể dục?

Có nên bịt miệng khi tập thể dục?

Các chuyên gia cho biết thở bằng mũi khi tập thể thao là thói quen tốt, song khuyến nghị cần cẩn trọng khi dán băng keo lên miệng như một số vận động viên.

Đăng ngày: 16/08/2023
Căn bệnh khiến người phụ nữ có bộ râu dài nhất thế giới

Căn bệnh khiến người phụ nữ có bộ râu dài nhất thế giới

Người phụ nữ sống tại Michigan (Mỹ) đã được tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là người phụ nữ có bộ râu dài nhất thế giới.

Đăng ngày: 16/08/2023
Các nhà khoa học phát hiện ra một tập hợp biến thể di truyền dường như có thể hạn chế lây nhiễm HIV

Các nhà khoa học phát hiện ra một tập hợp biến thể di truyền dường như có thể hạn chế lây nhiễm HIV

Một phần rất nhỏ người dân có khả năng chống nhiễm HIV một cách tự nhiên và các nhà khoa học muốn hiểu lý do tại sao.

Đăng ngày: 16/08/2023
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Healt, ô nhiễm không khí có thể khiến tình trạng kháng kháng sinh trở nên tồi tệ hơn.

Đăng ngày: 16/08/2023
Một bệnh viện ở Việt Nam mổ não tỉnh thức bằng robot AI: bệnh nhân hát trong lúc đang mổ!

Một bệnh viện ở Việt Nam mổ não tỉnh thức bằng robot AI: bệnh nhân hát trong lúc đang mổ!

Ông Hải (58 tuổi) bị đột quỵ xuất huyết não đã hơn 24 giờ, dần lơ mơ yếu liệt, nếu mổ theo phương pháp truyền thống, nguy cơ di chứng cao nhưng khi được mổ lấy máu tụ tỉnh thức bằng robot AI, ông có thể song ca cùng bác sĩ ngay khi đang mổ.

Đăng ngày: 15/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News