Những loại bệnh nên kiêng dùng nhân sâm
Bạn đừng bồi bổ bằng nhân sâm nếu đang bị đau dạ dày, vì nó sẽ có thể khiến bạn đau thêm.
Nhân sâm là một vị thuốc quý bổ dưỡng của Đông y nhưng nếu không biết sử dụng thì có thể gây nguy hiểm. Dưới đây là những loại bệnh không được dùng nhân sâm.
- Tăng huyết áp: Nhân sâm liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp, nhưng liều cao làm hạ huyết áp. Bạn không thể nhận biết ngưỡng cao thấp này nên tốt nhất không nên dùng.
- Bị cảm: Nhân sâm bổ khí, sẽ làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình. Những người đang phải uống nhân sâm dài ngày nếu bị cảm thì nên ngừng cho đến khi khỏi hẳn.
- Bệnh gan mật: Người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt... đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.
- Đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.
- Giãn phế quản, lao: Bệnh nhân thường ho ra máu, sốt nhẹ, xuất huyết, đây là lúc âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Nhân sâm càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm, làm năng hơn tình trạng nôn ra máu.
Nhân sâm có tác dụng như một nội tiết tố, thúc đẩy kích dục tố.
- Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp: Những người này cũng bị âm hư hỏa vượng nên nhân sâm càng làm bệnh nặng thêm.
- Di tinh, xuất tinh sớm: Những người này phần lớn là gan thận tương hỏa vượng thịnh, âm hư nhiều, thủy không dưỡng hỏa. Nhân sâm có tác dụng như một nội tiết tố, thúc đẩy kích dục tố. Những người bị di tinh, xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm và bị kích thích về tình dục. Dùng nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng này.
Ngoài những bệnh trên thì phụ nữ có thai và trẻ em dưới 14 cũng không nên dùng nhân sâm.
- Phụ nữ mang thai nếu uống nhân sâm, thành phần nhân sâm có thể qua tuần hoàn huyết dịch sang thai nhi rất không lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.
- Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi: Cơ thể thuần dương (khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lý của trẻ trong thời kỳ sinh trưởng) âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên dùng nhân sâm dể làm bổ dương khí của chúng. Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục, đó là điều nên tránh đối với trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm càng cần tránh dùng nhân sâm, kể cả thanh niên, nếu dùng cần cân nhắc kỹ.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.
Đăng ngày: 19/04/2025

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
Đăng ngày: 18/04/2025

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.
Đăng ngày: 18/04/2025

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?
Đăng ngày: 17/04/2025

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.
Đăng ngày: 16/04/2025

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
Đăng ngày: 16/04/2025

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.
Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm