Chuyên gia y tế cảnh báo, xác ướp mọc nấm có thể lây sang người
Chính phủ Mexico và các chuyên gia y tế cảnh báo việc trưng bày những xác ướp từ thế kỷ 19 có thể đe dọa sức khỏe của khách tham quan.
Một xác ướp trưng bày ở bảo tàng Museo de las Momias. (Ảnh: Reuters).
Xác ướp được chôn trong hầm mộ dưới nền đất khô ráo giàu khoáng chất ở Guanajuato, Mexico, đóng vai trò như chất xúc tác giúp bảo tồn hài cốt nguyên vẹn. Những xác ướp Guanajuato bị đào lên vào thập niên 1860 do gia đình người chết không thể trả phí mai táng và trưng bày sau đó. Đây là một trong những điểm thu hút nhiều khách tham quan nhất trong vùng. Xác ướp mọc nấm nằm trong số hàng chục hài cốt trưng bày trong tủ kính tại một hội chợ du lịch ở Mexico City. Viện Nhân chủng học và Lịch sử Mehico (INAH) cho biết họ không được hội ý về quyết định trưng bày, Ancient Origins hôm 1/4 đưa tin.
"Thật đáng ngại khi xác ướp vẫn đang trưng bày mà không có biện pháp an toàn để bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ sinh học. Từ ảnh chụp, ít nhất một xác ướp có dấu hiệu mọc nấm. Xác ướp này cần được nghiên cứu cẩn thận để xem đó có phải dấu hiệu đe dọa hay không", INAH cho biết. Tuy nhiên, các chuyên gia của viện không nêu rõ loại nấm mọc trên xác ướp.
Bảo tàng Museo de las Momias ở Guanajuato mở cửa vào năm 1969 để chứa xác ướp. Những hài cốt được sắp xếp theo các khu vực khác nhau dựa trên độ tuổi, giới tính và nguyên nhân tử vong. Một số xác ướp thậm chí có tư thế sống động như thật, ví dụ một người mẹ ôm con. Bảo tàng đã tiến hành nhiều biện pháp để đảm bảo xác ướp được xử lý với sự tôn trọng và du khách phải tuân thủ một số quy định khi tham quan.
Ướp xác tự nhiên là quá trình da và cơ quan nội tạng của người hoặc động vật được bảo quản mà không sử dụng hóa chất từ con người. Đây là quá trình hiếm gặp chỉ xảy ra trong trường hợp đặc biệt như khí hậu cực lạnh, điều kiện khô cằn hoặc thiếu oxy. Xác ướp bảo quản tự nhiên có thể nằm dưới sa mạc, chôn trong đầm lầy than bùn yếm khí hoặc đông cứng trên sông băng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
