CIA muốn gì từ công nghệ hồi sinh voi ma mút?

Công nghệ này không chỉ dành cho những loài đã tuyệt chủng. Nó có thể đại diện cho một sự thay đổi lớn về mặt khoa học.

Hồi sinh voi ma mút


Voi ma mút sắp được các nhà khoa học hồi sinh, và sẽ có quần thể riêng của chúng trên Trái đất. (Ảnh: Shutterstock).

Thế giới đang tiến gần hơn đến thảm họa khí hậu khi con người tiếp tục phá hủy môi trường sống, gây ra tình trạng ô nhiễm đại dương và phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển.

Hậu quả của điều này là các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng với tốc độ gia tăng chóng mặt.

Rất may mắn là ở chiều ngược lại, các nhà khoa học đang nỗ lực với một phương pháp được gọi là "khử tuyệt chủng", điển hình như nhân bản gene của các DNA cổ đại, nhằm "hồi sinh" các loài trước đây đã biến mất.

Mới đây, cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tỏ ra vô cùng hào hứng với ý tưởng này. Trong danh mục đầu tư của mình, CIA đã cùng các nhà đầu tư nổi tiếng khác vừa rót tiền vào một dự án nhằm hồi sinh voi ma mút lông cừu (Mammuthus primigeneius) của một công ty có tên gọi Colossal Biosciences.

Theo Colossal, mặc dù kết quả cuối cùng về mặt kỹ thuật không phải là con voi ma mút "bằng xương bằng thịt", nhưng họ sẽ tạo ra một bản sao DNA dựa trên chỉnh sửa mẫu gene CRISPR của giống loài này dưới hình thể của một con voi thời hiện đại, cụ thể là voi châu Á.

Sau đó, chú voi này sẽ được nuôi dưỡng, rồi trả về tự nhiên, và bắt đầu những bước đầu tiên trong công việc "phục hưng" kỷ nguyên đã qua của loài voi ma mút trên Trái đất.

CIA muốn gì từ dự án này?


Một bộ xương voi ma mút hoàn chỉnh được trưng bày tại bảo tàng Quốc gia Abruzzo, Italy (Ảnh: Getty).

Trong bài bình luận chuyên sâu được CIA đăng tải trên blog, công ty khẳng định khoản đầu tư dành cho dự án là nhằm mong muốn được thấy nhiều hơn về khả năng mà công nghệ có thể vươn tới.

"Chính phủ mong muốn được quan sát và chú ý đến những tiến bộ mới nhất trong công nghệ sinh học, vì sự hồi sinh của một loài đã tuyệt chủng sẽ đánh dấu một bước nhảy vọt về công nghệ, đến từ lĩnh vực bảo tồn đến y học", CIA cho biết.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà khoa học đều đồng tình với việc tái thiết lập lại các loài đã tuyệt chủng.

Họ cho rằng những công nghệ như vậy có thể "định hình các hệ sinh thái" thông qua việc tái thiết lập trật tự của các sinh vật, góp phần tạo ra những tranh chấp giữa các quốc gia trong tương lai.

Phản bác quan điểm này, ông Ben Lamm, đồng sáng lập Colossal, khẳng định công nghệ sinh học - hay kinh tế sinh học, là yếu tố rất quan trọng để nhân loại phát triển hơn nữa.

"Tất cả các khía cạnh trong đời sống đều cần chính phủ đầu tư phát triển, để họ rốt cuộc sẽ hiểu rõ và ước lượng được những gì có thể xảy ra", ông nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới

16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới

Bạn có thể được học về những sự kiện trọng đại nhất lịch sử thế giới trong sách giáo khoa, nhưng còn nhiều tình tiết thú vị hoặc rùng rợn mà bạn chưa khám phá.

Đăng ngày: 05/04/2025
Không đóng chai nhựa, người Nga dùng nước đóng hộp: Thứ nước kỳ lạ này sẽ có mùi vị gì?

Không đóng chai nhựa, người Nga dùng nước đóng hộp: Thứ nước kỳ lạ này sẽ có mùi vị gì?

Chúng ta đã quá quen thuộc với những loại nước đóng chai nhựa tiện lợi có thể mang theo bên mình. Nhưng người Nga từng có loại nước đóng hộp trông chẳng khác gì những lon thịt hộp.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới

Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới

Ma chay là phong tục không thể thiếu được ở tất cả các nền văn hóa, quốc gia trên thế giới, tuy tựu chung cùng một mục đích là để tưởng nhớ, an nghỉ người đã khuất song mỗi nơi lại có cách thể hiện khác nhau.

Đăng ngày: 05/04/2025

"Tiếng thét thủy quái" Thái Bình Dương làm sóng thần "nhảy ngang" lục địa

Các nhà khoa học đã phát hiện cơ chế khó tin gây ra những cơn sóng thần cao 15 m, lan khắp 3 đại dương chỉ trong vòng 20 giờ, thậm chí đi xuyên qua Nam Mỹ một cách bí ẩn: Một loại sóng âm đáng sợ.

Đăng ngày: 05/04/2025
Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?

Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Vanderbilt, Tennessee (Mỹ) cho thấy việc gõ bàn phím kiểu "mổ cò" một ngón tay thực tế không chậm hơn so với gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tìm hiểu máy bay Airbus A320 được ưa chuộng nhất nhì thế giới

Tìm hiểu máy bay Airbus A320 được ưa chuộng nhất nhì thế giới

Vụ việc máy bay Airbus A320 của Đức rơi tại Pháp một lần nữa làm rúng động dư luận thế giới. Máy bay Airbus A320 là dòng máy bay chở khách bán chạy thứ 2 thế giới

Đăng ngày: 05/04/2025
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News