Tiểu hành tinh "mọc đuôi" sau khi tàu NASA đâm trúng
Mảnh vỡ từ vụ va chạm với tàu DART của NASA khiến tiểu hành tinh Dimorphos có vệt đuôi dài như sao chổi.
Vệt bụi dài ước tính 10.000km của Dimorphos sau va chạm. (Ảnh: CTIO)
Sau khi NASA đâm tàu vũ trụ Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép vào tiểu hành tinh Dimorphos, các kính viễn vọng theo dõi trong không gian và trên Trái đất trông thấy cột bụi và mảnh vỡ mà giới thiên văn học gọi là ejecta. Những quan sát tiếp theo cho thấy bụi bị gió mặt trời cuốn xa khỏi tiểu hành tinh, tạo thành vệt đuôi tương tự như đuôi sao chổi, theo Cnet.
DART, thử nghiệm bảo vệ hành tinh, hướng tới kiểm tra liệu phóng tàu vũ trụ tự động vào một vật thể từ Trái đất có thể tác động tới đường bay trên quỹ đạo của nó hay không. Trong tương lai, nhiệm vụ kiểu này sẽ giúp nhân loại tránh vụ va chạm với tiểu hành tinh hoặc sao chổi nguy hiểm.
Dimorphos không phải mối đe dọa đối với Trái đất. Nhưng có nhiều tiểu hành tinh và thiên thạch khác mà chúng ta chưa phát hiện hoặc theo dõi, vì vậy dữ liệu thu được từ DART có thể cung cấp thông tin quý giá. Vụ va chạm xảy ra hôm 26/9 và trong vòng hai ngày, các kính viễn vọng trên mặt đất có thể dễ dàng quan sát vệt đuôi rõ nét.
Hôm 28/9, nhà thiên văn học Teddy Kareta đến từ Đài quan sát Lowell ở Arizona và Matthew Knight ở Viện hàn lâm hải quân Mỹ sử dụng kính viễn vọng Nghiên cứu vật lý thiên văn phía nam (SOAR) ở Chile để quan sát Dimorphos. Họ tính toán chiếc đuôi mới dài ít nhất 10.000 km. "Thật thú vị khi chúng tôi có thể ghi hình cấu trúc và quy mô vết tích trong vài ngày sau va chạm", Kareta chia sẻ.
Những quan sát của nhiều nhà thiên văn học khác sẽ góp phần tạo ra bức tranh chi tiết hơn về vụ va chạm DART trong vài tuần tới, bao gồm lượng vật chất bắn ra từ tiểu hành tinh và thiên thể cấu tạo nhiều hơn từ các khối đất đá lớn hay bụi mịn. Tất cả dữ liệu sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn cho bất kỳ kế hoạch chuyển hướng thiên thể nguy hiểm nào có khả năng đâm vào Trái đất trong tương lai.

Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống
Sử dụng dữ liệu từ tàu LRO, các chuyên gia NASA nhận thấy nhiệt độ trong hố trũng ở vùng Mare Tranquilitatis trên Mặt trăng chỉ khoảng 17 độ C.

NASA tiết lộ bầy robot "sứ giả" đi gặp sinh vật ngoài hành tinh
Giữ vững niềm tin về thế giới sự sống ẩn mình trong đại dương ngoài hành tinh của Enceladus hay Europa, NASA đã phát triển một bầy robot nhỏ bé, bơi lội giỏi để chuẩn bị cho các nhiệm vụ đặc biệt.

NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ
Giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson ngày 29/6 cho biết cơ quan này sẽ công bố "hình ảnh sâu nhất về vũ trụ" do kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.
