"Cô gái lai" xuất hiện ở Nga thuộc về loài người ma chưa từng biết đến
Bất ngờ hơn, loài người ma của cô gái bí ẩn 50.000 tuổi chưa hề biết mất. Họ vẫn tồn tại lẩn khuất trong chính dòng máu của chúng ta.
Theo Science Alert, nhóm khoa học gia từ Trường ĐH Pompeu Fabra (Tây Ban Nha) và ĐH Tartu ở Estonia đã sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để phân tích một "mớ hỗn độn rối rắm" trong dòng máu thời tiền sử của loài người và tìm ra một loài tổ tiên "ma" chưa từng được biết trước đây.
Đó chính là loài người cổ đại mà đại diện là một hóa thạch nổi tiếng - cô gái tuổi "teen" được tìm thấy ở hang Denisova, Siberia - Nga năm 2018. Thời điểm được phát hiện, cô gái trẻ với bộ hài cốt hóa thạch trong tình trạng tốt đã khiến giới khoa học choáng váng vì mang các đặc điểm giống cả người Neanderthals và người Denisovans.
Hang Denisova ở Siberia - Nga - (Ảnh: Discover Magazine)
Neanderthals và Denisovans là hai loài người đã tuyệt chủng khoảng 30.000-40.000 năm trước, cùng thuộc chi Người (Homo) với loài Homo sapiens (người tinh khôn) chúng ta. Cô gái lai ở Nga từng được suy đoán là đứa con trực tiếp của một cuộc hôn phối dị chủng Neanderthals và Denisovans.
Nhưng phát hiện mới cho thấy cô rất có thể thuộc về một loài người ma - ma theo nghĩa đen, bởi họ không còn tồn tại trực tiếp, nhưng để lại dấu tích trong ADN người Á - Âu ngày nay.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã sử dụng một kỹ thuật gọi là suy luận Bayesian, tìm thấy bằng chứng về "sự xâm nhập lần thứ ba" đối với loài Homo sapiens chúng ta. Nhiều người châu Âu và châu Á hiện đại chính là dòng dõi của những đứa con lai với loài người ma đó.
Như đã biết, dòng máu của chúng ta thực sự không còn thuần chủng mà đã hòa trộn với hai loài cổ đại là Neanderthals và Denisovans qua hàng loạt cuộc hôn nhân dị chủng. Thế nhưng nhờ các thuật toán phức tạp nhằm sàng lọc một khối phức tạp mã di truyền của người cổ đại và hiện đại mà chỉ bộ não nhân tạo làm nổi, một "người tình thứ ba" lộ diện.
Loài người ma này là một loài chưa từng được ghi nhận trong hồ sơ hóa thạch - cổ nhân học tiến hóa. "Họ có liên quan đến nhánh người Neanderthals và Denisovans hoặc tách ra sớm từ dòng dõi Denisovans" - các nhà nghiên cứu cho biết, cũng không loại trừ khả năng những đứa con lai của 2 loài trên đã tách ra và hình thành loài mới.
Tất cả các phát hiện vô tình trùng khớp với những điều dị thường trong dấu vết di truyền của cô gái lai bí ẩn ở hang Denisova - Nga, cho thấy cô rất có thể là đại diện duy nhất về loài người ma này từng được tìm thấy qua bằng chứng hữu hình.
Đó chắc chắn là một loài riêng biệt, đã được tách ra và tiến hóa theo cách riêng. "Khi loại bỏ các phần của người Neanderthals và Denisovans, vẫn còn thứ gì đó trong bộ gien rất khác biệt" - nhà sinh học tiến hóa Jaume Bertranpetit từ Trường ĐH Pompeu Fabra khẳng định.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.

Phát hiện loài khủng long giống chim cánh cụt lai ngỗng
Bộ xương hóa thạch gần như hoàn chỉnh hé lộ khủng long Natovenator polydontus có cơ thể thuôn dài, giúp chúng dễ dàng di chuyển trong nước.

Hóa thạch 76,5 triệu năm tiết lộ tổ tiên của khủng long T-rex
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài khủng long ăn thịt chưa từng được biết tới, có thể là tổ tiên của khủng long bạo chúa.

Phục dựng được gương mặt người phụ nữ Na Uy 800 năm trước
Sử dụng bộ xương khai quật cuối thể kỷ 13, các nhà nghiên cứu tạo ra mô hình phục dựng hình dáng của người phụ nữ thời Trung Cổ.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Tìm thấy tranh tường 1.000 năm tuổi bị thất lạc ở Peru
Các nhà khảo cổ tái khám phá một bức bích họa thời tiền Colombia mà họ chỉ thấy qua ảnh đen trắng chụp cách đây hơn một thế kỷ.

Tìm thấy loài người "ma" bí ẩn ở Tây Phi
Gene di truyền từ một loài hominin bí ẩn được xác định ở một số quần thể thuộc Tây Phi.
