Có gì trong mộ của các pharaoh?

Mộ của những pharaoh Ai Cập thời đầu thường chứa đồ mai táng đơn giản hơn đời sau do tập tục ở từng thời đại.

Khi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter mở lăng mộ của vua Tutankhamun vào năm 1922, ông phát hiện kho báu quý giá bao gồm mặt nạ bằng vàng, ngai vàng và thậm chí một đôi dép cũng bằng vàng. Nhưng không phải mọi ngôi mộ hoàng gia ở Ai Cập cổ đại đều chứa đồ mai táng xa xỉ. Dù Đại kim tự tháp Giza và nhiều kim tự tháp Ai Cập khác vô cùng tráng lệ, đồ mai táng bên trong tương đối đơn so khi so với đồ vật trong mộ của các vị pharaoh sau này như Tutankhamun.

Có gì trong mộ của các pharaoh?
Mộ của pharaoh Tutankhamun ở Thung lũng các vị vua. (Ảnh: skaman306)

"Đồ mai táng trong những kim tự tháp lớn nhất có thể trông khá đơn giản khi so với Tutankhamun", Wolfram Grajetzki, nghiên cứu sinh ở Đại học College London, Anh, chuyên gia về phong tục mai táng của người Ai Cập cổ đại.

Các kim tự tháp được sử dụng như lăng mộ của pharaoh Ai Cập từ thời pharaoh Djoser (trị vì từ năm 2630 tới năm 2611 trước Công nguyên) tới Ahmose I (trị vì từ năm 1550 đến năm 1525 trước Công nguyên). Phần lớn kim tự tháp bị cướp bóc cách đây nhiều thập kỷ, nhưng một vài ngôi mộ hoàng gia vẫn còn tương đối nguyên vẹn, theo Grajetzki.

Ví dụ, công chúa Neferuptah (sống vào năm 1800 trước Công nguyên) được chôn cất trong một kim tự tháp ở di chỉ Hawara, cách Cairo 100 km về phía nam. Các nhà nghiên cứu khai quật phòng chôn cất bà vào năm 1956 và tìm thấy đồ gốm, quan tài, một số đồ trang trí mạ vàng và hàng loạt huy hiệu hoàng gia giúp nhận dạng danh tính chủ nhân ngôi mộ.

Vua Hor (sống vào năm 1750 trước Công nguyên) được chôn cất với set đồ tương tự, dù hài cốt của ông không đặt trong kim tự tháp. Thi thể của vua Hor được bọc bằng vải lạnh, cơ quan nội tạng nằm trong bình. Trên mặt ông có mặt nạ xác ướp che phủ.

Ngôi mộ của nữ hoàng Hetepheres, mẹ của pharaoh Khufu (người xây Đại kim tự tháp), chứa nhiều đồ vật tinh xảo hơn. Nằm ở Giza, ngôi mộ có một chiếc giường, hai chiếc ghế trang trí bằng vàng, cùng với đồ gốm và công cụ bằng đồng cỡ nhỏ.

Phòng phụ bên dưới kim tự tháp chưa hoàn thiện của pharaoh Sekhemkhet (năm 2611 - 2605 trước Công nguyên) ở Saqqara chưa bị những kẻ trộm mộ cướp phá, theo nhà Ai Cập học Reg Clark. Quan tài của nhà vua trống rỗng, nhưng nhóm khảo cổ tìm thấy 21 vòng tay bằng vàng, một cây gậy và nhiều trang sức bằng vàng khác trong một hành lang. Dù rất quý giá, số đồ mai táng trên không thể sánh bằng độ giàu có trong lăng mộ của pharaoh Tutankhamun.

Khác với các pharaoh đời đầu, lăng mộ của pharaoh Tutankhamun nằm ở Thung lũng các vị vua, một thung lũng hẻo lánh gần Luxor ngày nay, được dùng làm nghĩa trang hoàng gia trong hơn 500 năm dưới thời Tân Vương quốc. "Điều này không có nghĩa pharaoh Khufu nghèo hơn Tutankhamun. Kim tự tháp Khufu cho thấy điều ngược lại. Mỗi vị pharaoh được chôn cất theo tập tục ở thời đại của họ", Grajetzki giải thích.

Vào thời Tân Vương quốc, nếu có khả năng, người Ai Cập thường tìm cách đặt lượng lớn đồ trang trí trong mộ. Giới nghiên cứu chưa rõ tại sao họ làm vậy. Dù chứa ít đồ mai táng hơn những ngôi mộ thời sau, một số kim tự tháp có chữ khắc tượng hình trên tường, ghi chép một số lời nguyền và nghi thức, cho phép hợp nhất hai phần linh hồn tách khỏi cơ thể người chết và giúp họ tồn tại ở thế giới bên kia.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mộ phần đầy bất ngờ của

Mộ phần đầy bất ngờ của "nữ vương Maya" răng phủ ngọc bích

Ở một vị trí ít trông đợi trong khu khảo cổ Palenque - Mexico, nữ vương Maya quyền quý và bí ẩn yên nghỉ trong một mộ phần đầy châu báu.

Đăng ngày: 23/05/2022
Nền văn minh biết ướp xác trước Ai Cập 2.000 năm

Nền văn minh biết ướp xác trước Ai Cập 2.000 năm

Người Ai Cập nổi tiếng với những xác ướp. Tuy nhiên, họ không phải những người đầu tiên tìm ra công thức ướp xác.

Đăng ngày: 23/05/2022

"Ma hóa thạch" 183 triệu năm tiết lộ về "tận thế" có thể lặp lại

Những con ma hóa thạch là sinh vật như làm bằng không khí, không hề có chút tàn tích nào nhưng hình dáng được ghi lại nguyên vẹn qua những đường lõm của khối đá mà lẽ ra chúng nằm bên trong.

Đăng ngày: 21/05/2022
Vương quốc Tây Tạng diệt vong do biến đổi khí hậu

Vương quốc Tây Tạng diệt vong do biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu kết luận sự sụp đổ của vương quốc Cổ Cách ở thế kỷ 17 có thể do nhiệt độ sụt giảm gây ra.

Đăng ngày: 21/05/2022
Căn phòng bí mật tiết lộ góc khuất về thời kỳ đồ sắt

Căn phòng bí mật tiết lộ góc khuất về thời kỳ đồ sắt

Một khám phá bất ngờ tiết lộ tác phẩm nghệ thuật cổ đại từng là một phần của khu phức hợp thời kỳ đồ sắt bên dưới một ngôi nhà ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Đăng ngày: 20/05/2022
Trung Quốc phát hiện loài bò sát có đuôi dài nhất từ trước đến nay

Trung Quốc phát hiện loài bò sát có đuôi dài nhất từ trước đến nay

Trong thế giới của các loài bò sát, kích thước của đuôi rất quan trọng. Một số loài sử dụng đuôi dài để giữ thăng bằng, chẳng hạn như thằn lằn cỏ châu Á.

Đăng ngày: 20/05/2022
Báu vật vô song ở Ai Cập: Được

Báu vật vô song ở Ai Cập: Được "nhào nặn" từ nhiều thế giới ngoài hành tinh

Ai Cập, miền đất nổi tiếng với nhiều báu vật ngoài hành tinh được khai quật từ các lăng mộ, tiếp tục sở hữu một báu vật vô song, thứ xuyên qua 2 cái chết sao, đánh cắp vật liệu từ một thế giới khác rồi lén lút xâm nhập Hệ Mặt trời sơ khai.

Đăng ngày: 19/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News