Cơ hội cho người yêu thiên văn quan sát mưa sao băng Draconid trên bầu trời

Mưa sao băng Draconid kéo dài trong 2 ngày, từ 8/10 đến 9/10. Tuy nhiên, việc có thể quan sát thấy chúng trên bầu trời hay không lại cần đến yếu tố may mắn.

Bắt đầu từ tối 8/10, người yêu thiên văn ở Việt Nam có cơ hội quan sát được mưa sao băng Draconid trong giai đoạn đạt đỉnh nếu điều kiện thời tiết thuận lợi.

Cơ hội cho người yêu thiên văn quan sát mưa sao băng Draconid trên bầu trời
Tối nay, người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Draconid nếu thời tiết thuận lợi. (Ảnh: Getty).

Mưa sao băng Draconid được tạo ra khi Trái đất đi vào vùng bụi do sao chổi 21P/Giacobini-Zinner để lại sau khi nó bay ngang qua Hệ Mặt trời của chúng ta. Vùng bụi này bốc cháy khi rơi xuống bầu khí quyển Trái đất, tạo ra những vệt sáng mà chúng ta gọi là mưa sao băng.

Theo Space, khoảng thời gian cực đại của trận mưa sao băng Draconid kéo dài trong 2 ngày, từ 8/10 đến 9/10. Tuy nhiên, việc có thể quan sát thấy chúng trên bầu trời hay không lại cần đến yếu tố may mắn.

Được biết vào năm nay, điều kiện quan sát dành cho mưa sao băng là tương đối thuận lợi, do độ sáng của Mặt trăng chỉ thấp hơn dưới 20%, tạo ra bầu trời đêm đủ tối để người yêu thiên văn quan sát các hiện tượng kỳ thú.

Tại Việt Nam, mưa sao băng Draconid có thể được quan sát khi nhìn về hướng Bắc. Nơi xuất hiện của hiện tượng này nằm ở giữa 2 chòm sao Ursa Major (Gấu Lớn) và Ursa Minor (Gấu Nhỏ).

Hiện tượng này có thể được quan sát tại bất cứ nơi nào, miễn là nơi quan sát không có mây và góc nhìn về phía Bắc không bị cản trở. Bạn cũng không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ gì để quan sát hiện tượng này.

Mưa sao băng Draconid từng xuất hiện nhiều lần trong quá khứ, nhưng lại khá mờ nhạt trong những năm gần đây. Những năm sao băng có tần suất hoạt động cao nhất là vào 1933 và 1946. Năm 2011, một số nơi trên thế giới cũng quan sát thấy mưa sao băng Draconid.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tập đoàn Amazon của Jeff Bezos phóng vệ tinh internet, thách thức Starlink

Tập đoàn Amazon của Jeff Bezos phóng vệ tinh internet, thách thức Starlink

Tên lửa Atlas V mang theo các vệ tinh cất cánh từ Cape Canaveral ở Florida lúc 2:06 thứ Sáu chiều giờ địa phương.

Đăng ngày: 09/10/2023
Hình ảnh tiết lộ sự

Hình ảnh tiết lộ sự "chiếm lĩnh" không gian của Starlink: Chuyên gia chỉ ra nhầm lẫn tai hại

Một video về mạng lưới các vệ tinh Starlink đã khiến người xem bất ngờ về độ dày đặc của chúng trên bầu trời đêm.

Đăng ngày: 09/10/2023
Kính thiên văn James Webb phát hiện ra một nhóm thiên hà bí ẩn?

Kính thiên văn James Webb phát hiện ra một nhóm thiên hà bí ẩn?

Các nhà vật lý thiên văn giải thích cho việc Kính thiên văn James Webb phát hiện ra một nhóm thiên hà bí ẩn có nguy cơ phá vỡ vũ trụ học.

Đăng ngày: 09/10/2023
Biến mất 14 năm,

Biến mất 14 năm, "quái vật vũ trụ" hiện về với hình dáng gây sốc

Năm 2009, một ngôi sao " quái vật" to gấp 25 lần Mặt Trời đã biến mất hoàn toàn. Siêu kính viễn vọng James Webb vừa tìm thấy nó, theo cách khiến các nhà khoa học hoàn toàn bối rối.

Đăng ngày: 09/10/2023
Hai mặt trăng của sao Thổ lao vào nhau vỡ tan, tạo nên thứ bí ẩn?

Hai mặt trăng của sao Thổ lao vào nhau vỡ tan, tạo nên thứ bí ẩn?

Một trong những cấu trúc khó giải thích nhất trong Hệ Mặt trời có thể được sinh ra bởi một cú va chạm của hai mặt trăng băng giá quay quanh sao Thổ.

Đăng ngày: 08/10/2023
Cuộc chạy đua xây nhà máy sản xuất ngoài vũ trụ

Cuộc chạy đua xây nhà máy sản xuất ngoài vũ trụ

Nhiều công ty nhìn thấy tiềm năng sản xuất một số sản phẩm ngoài vũ trụ, nơi có những yếu tố như nhiệt độ thấp, không trọng lực, chân không.

Đăng ngày: 08/10/2023
Ấn Độ

Ấn Độ "đánh thức" tàu đổ bộ và tàu thăm dò bất thành: Sứ mệnh Mặt trăng kết thúc tại đây?

Tàu đổ bộ Vikram và tàu thăm dò Pragyan thuộc sứ mệnh Mặt trăng Chandrayaan-3 đã không thức dậy vào ngày 22/9 theo tính toán ban đầu, các nhà khoa học Ấn Độ vẫn đang nỗ lực để " đánh thức" chúng.

Đăng ngày: 07/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News