Cơ hội hiếm ngắm sao Hỏa từ Trái đất
Tàu thám hiểm “triệu đô” Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến sẽ thực hiện chuyến du ngoạn đầu tiên trên sao Hỏa trong tuần này.
Tuy nhiên, bạn sẽ không phải chờ đợi ảnh do tàu Curiosity gửi về hay vượt hàng triệu kilômét để đích thân chiêm ngưỡng hành tinh đỏ vì từ trên Trái đất, con người cũng có thể ngắm nhìn sao Hỏa trên bầu trời đêm. Bạn chỉ phải lưu ý hướng nhìn về đâu.
Hình mô phỏng vị trí sao Hỏa trong cuộc trình diễn của bộ tam
kỳ ảo trên bầu trời đêm ngày 20/1. (Ảnh: Starry Night Software)
Thời điểm hiện tại được coi là cơ hội hiếm cho những người quan sát bầu trời đêm vì sao Hỏa đang tham gia một cuộc trình diễn vũ trụ kỳ ảo. Sao Hỏa đang xuất hiện ở vị trí thấp trên bầu trời phía tây ngay sau lúc hoàng hôn. Dẫu vậy, sẽ ngày càng khó để nhìn thấy hành tinh đỏ khi chúng ta đang tiến về cuối năm.
“Sao Hỏa sẽ tiếp tục xuất hiện trên bầu trời đêm qua cuối năm nay. Nó thực sự sẽ hạ thấp hơn nữa vào lúc chạng vạng tối nhưng quá trình này sẽ diễn ra rất chậm”, Joe Rao, một chuyên gia về bầu trời đêm của trang SPACE.com nhận định.
Ông Rao nói thêm rằng, mãi tới cuối tháng 1 năm sau, sao Hỏa mới xuống thấp tới mức gần như biến mất khỏi tầm quan sát của chúng ta trong bầu trời đêm. Vì vậy, những người yêu thiên văn có thể dùng kính viễn vọng để chiêm ngưỡng nó trên bầu trời phía tây.
Lời khuyên của chuyên gia là: Để tìm thấy sao Hỏa, hãy nhìn thấp xuống bầu trời phía tây ngay lúc xế tà. Hành tinh đỏ sẽ nằm ở vị trị chếch gần 30 độ phía trên đường chân trời.
Mặt trăng cũng “nhập cuộc” cùng bộ 3 thiên thể trong
cuộc trình diễn đêm 21/8. (Ảnh: Starry Night Software)
“Sao Thổ, sao Hỏa và ngôi sao sáng Spica đang hình thành bộ tam gần như suốt cả tháng”, Jane Houston Jones, một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm động cơ phản lực (JPL) ở Pasadena, California (Mỹ), cho biết trong một video của NASA.
Thông qua kính thiên văn, những người quan sát có thể phân biệt được sự khác nhau giữa 3 thiên thể này. Theo bà Jones, sao Mộc dường như màu vàng trong khi sao Spica màu xanh trắng và sao Hỏa màu đỏ phai.
Vào ngày 21/8, Mặt trăng dịch chuyển gần sao Hỏa, sao Thổ và sao Spica, tạo điều kiện cho những người yêu thiên văn quan sát được bộ ba thiên thể dễ dàng hơn. Ông Rao nói, lần tiếp theo Mặt trăng sẽ chiếu sáng gần sao Hỏa là vào đêm 19/9 tới.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
