Có một loại ốc độc hơn cả thạch tín, ăn vào có thể sống thực vật cả đời

Ốc bùn răng cưa là một loại ốc bùn, tên khoa học Nassarius papilosus, có chứa độc tố tetrodotoxin, đây là loại độc tố làm tổn thương đến hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Ốc bùn răng cưa được phân bố chủ yếu ở các khu vực ven biển. Ốc bùn có rất nhiều loại khác nhau về màu sắc. vào mùa xuân ốc bùn răng cưa có nhiều nhất. Ốc bùn răng cưa đặc trưng bởi một cái đuôi mảnh dài khoảng 1cm và rộng khoảng 0,5cm, bằng kích thước của ngón tay cái. Ngoài ra, bề mặt vỏ của ốc bùn răng cưa thường có 1 đến 3 dải sọc màu nâu tím hoặc vàng đỏ, và mô hình bề mặt trông giống như một sợi dệt.

Bác sĩ Vương Hậu Hưng nói: Bản thân ốc bùn răng cưa không tạo ra tetrodotoxin, nhưng chúng ăn xác chết của cá và các loại động vật khác, đồng thời chúng còn ăn một số loại tảo và các mảnh vụn hữu cơ để duy trì sự sống.


Ốc bùn răng cưa chứa độc tố mạnh, ăn nhiều có thể gây tử vong.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự thay đổi môi trường biển và sự xuất hiện thường xuyên thủy triều đỏ độc hại, dẫn đến sản sinh độc ở các loại tảo và xác chết của động vật biển, khi ốc ăn các loại xác chết này thì các độc tố vẫn tồn tại trong dạ dày và tích tụ thành tetrodotoxin. Tetrodotoxin độc hơn rất nhiều so với thạch tín, chỉ cần ăn khoảng 0,5mg cũng có thể gây tử vong.

Hơn nữa, các phương pháp nấu ốc nói chung như xào, luộc không phá hủy cấu trúc của tetrodotoxin, đồng thời còn khiến độc tố giải phóng và tăng nguy cơ ngộ độc. Và điều cần phải nhấn mạnh ở đây chính là chưa có thuốc giải độc tố này tính đến thời điểm hiện tại.

Những triệu chứng ngộ độc sau khi ăn ốc

Nếu ngộ độc xảy ra khi ăn ốc bùn răng cưa, giai đoạn đầu có biểu hiện là đầu lưỡi, môi và đầu ngón tay bị tê, mí mắt cụp xuống, tiếp theo đó sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, khó chịu ở dạ dày, đau bụng và tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện tình trạng nói không rõ ràng, bại liệt, giọng khàn, khó thở, tinh thần không tỉnh táo, ngạt thở, thậm chí là tử vong (suy yếu hệ thống hô hấp và tuần hoàn), vì vậy sau khi ăn các loại ốc, một khi xuất hiện hiện tượng ngộ độc, ngay lập tức phải đến bệnh viện để điều trị.

Theo chuyên gia, tốt nhất là chúng ta không nên ăn ốc lạ. Trong ốc bùn có nhiều loại khác nhau, có loại độc ít, loại độc nhiều, có loại ốc bình thường không độc nhưng trong thời điểm nhất định lại sản sinh độc tố, điều này rất khó lường.

Đối với các loại ốc biển khi sử dụng làm thức ăn đều phải sơ chế, chế biến bảo đảm an toàn: ngâm, thả vào môi trường để nước để kích thích đào thải hết căn bã, chất tiết trong ruột, tuyến bọt (nước muối nhạt, nước vôi nhạt, dấm ăn…); rửa sạch bằng nước sạch, để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến. Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, không qua sơ chế, vệ sinh sạch sẽ.

Nếu sau khi ăn ốc biển mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như tê, rát bỏng ở môi và đầu lưỡi, đau đẩu, đau bụng, buồn nôn… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi

Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi

Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m. Không ít lần cư dân các bộ tộc mổ bụng trăn và lấy được xác người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News