Có một “vũ trụ gương” ẩn trong không-thời gian?
Một loạt các bài báo tuyên bố rằng NASA đã phát hiện ra các hạt từ một vũ trụ song song khác, trong đó thời gian chạy ngược lại. Những tuyên bố này là không chính xác...
Các tiêu đề giật gân đã làm lẫn lộn những phát hiện được ghi lại trên một báo cáo mơ hồ năm 2018, chưa bao giờ được công bố trên một tạp chí khoa học, cho rằng vũ trụ của chúng ta có thể có một tấm gương phản chiếu xuyên thời gian, một vũ trụ đối nghịch trải dài ngoài Big Bang. Nhận định rằng NASA đã phát hiện ra một vũ trụ song song dường như lần đầu tiên được dựng lên bởi tòa soạn The Daily Star của Anh và câu chuyện sau đó đã được các tòa báo Anh và Mỹ khác, kể cả The New York Post lấy về.
Mô hình vũ trụ cổ xưa nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy trong không gian.
Để hiểu làm thế nào The Daily Star có thể đi đến kết luận kỳ lạ, có tính lan truyền như thế, cần phải hiểu các kết luận từ hai báo cáo riêng biệt từ năm 2018. Báo cáo đầu tiên của Latham Boyle, một nhà vật lý tại Viện Chu vi ở Ontario (Canada) và các đồng nghiệp đã đề xuất về một vũ trụ gương –một hình ảnh phản chiếu về vũ trụ của chúng ta xuyên thời gian.
"Tôi nghĩ không ai khác hiểu được toàn bộ những gì họ đã dựng nên", John Learned, nhà vật lý thiên văn của Đại học Hawaii, và là đồng tác giả của báo cáo thứ hai được dựa trên lý thuyết của Boyle phát biểu. Tác phẩm của Boyle với mục đích lấp lỗ hổng trong lý thuyết về nguồn gốc của vũ trụ phổ biến: Lambda - Cold Dark Matter (ΛCDM).
ΛCDM giải thích vũ trụ bằng hai ý tưởng chính: Một năng lượng tối không xác định khiến vũ trụ giãn nở. Tua lại sự giãn nở đủ xa về thời gian và toàn bộ vũ trụ sẽ quay lại chỉ còn là một điểm dị biệt duy nhất trong không gian. Ý tưởng thứ hai là, một vật chất tối không thể được nhìn thấy bằng lực hấp dẫn kéo giãn các vật chất trong vũ trụ, nhưng không phát ra ánh sáng. Vật chất tối này, theo ý tưởng, chiếm phần lớn khối lượng của vũ trụ.
"Hệ biến giãn nở đã không có tính thuyết phục", Paul Steinhardt, giáo sư khoa học chuyên về lý thuyết Albert Einstein tại Đại học Princeton cho biết. "Tôi luôn coi giãn nở là một thuyết rất giả tạo", Roger Penrose, giáo sư toán danh dự chuyên về lý thuyết Rouse Ball tại Đại học Oxford nói. "Nguyên do chính khiến cho nó không chết ngay từ lúc mới được đưa ra là bởi đó là điều duy nhất người ta có thể nghĩ ra để giải thích cái mà họ gọi là sự bất biến về quy mô của các dao động nhiệt Bức xạ nền Vi sóng Vũ trụ (Cosmic Microwave Background - CMB)".
Chúng tôi không có bằng chứng nào cho thấy vũ trụ gương này tồn tại, Boyle nói. Tuy nhiên, ông nói, "một khi ta có nó, ta sẽ nhận ra vũ trụ này có thêm một sự đối xứng, mà ta không nhìn thấy khi ta chỉ nhìn vào nửa trên của hình nón". Sự đối xứng "rung một hồi chuông lớn" đối với các nhà vật lý, chúng gợi ý về một sự thật nằm sâu hơn.
Bốn năm trước, một máy dò hạt treo trên khinh khí cầu ở Nam Cực đã phát hiện ra một thứ vật lý không thể giải thích. Thiết bị Anten Xuyên Xung động Nam cực (ANITA) đã thu được tín hiệu của các hạt năng lượng lớn dường như bắn thẳng lên khỏi băng Nam Cực. Các hạt như trên đáng lẽ không tồn tại. Không có hạt nào trong Mô hình Chuẩn được biết có thể bay xuyên Trái đất và phát ra phía bên kia với năng lượng lớn như vậy, nhưng đó là điều mà ANITA dường như đang phát hiện.
Nếu các hạt thực sự đến từ không gian, sau đó lao xuyên qua Trái đất để tạo ra sự bất thường, thì chúng đã phải bị phân rã ngay dưới bề mặt Nam Cực, tạo ra một cơn mưa các hạt nhẹ hơn mà ANITA phát hiện ra khi bật lên từ băng. Trong trường hợp hạt ANITA thực sự phù hợp với sơ đồ của Boyle, nó sẽ là một bằng chứng có lợi lớn cho lý thuyết về hai vũ trụ hình nón. Nhưng điều này sẽ vẫn còn khó để chứng minh.