Có thể bạn chưa biết: Gần 7000 năm trước, đàn ông trên thế giới từng suýt tuyệt diệt

Các nghiên cứu di truyền học có thể tiết lộ nhiều bí mật bị chôn vùi theo thời gian, từ nguồn gốc tổ tiên của chúng ta đến các loại bệnh dịch trong lịch sử. Trong trường hợp này, việc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khoảng 7000 năm trước suýt chút nữa đàn ông đã gần như tuyệt diệt.

Lý do là hiện tượng "cổ chai nhiễm sắc thể Y". Hiện tượng này xảy ra tại một thời điểm trong thời kỳ đồ đá khi sự đa dạng di truyền đột ngột dừng lại, ít nhất là giữa các gene di truyền nam. Sau khoảng 2000 năm liên tục suy giảm, chỉ còn lại một người đàn ông cho mỗi 17 người phụ nữ.

Có thể bạn chưa biết: Gần 7000 năm trước, đàn ông trên thế giới từng suýt tuyệt diệt
Khoảng 7000 năm trước suýt chút nữa đàn ông đã gần như tuyệt diệt.

Trước đây, các học giả cho rằng điều này có thể liên quan đến việc tổ tiên của chúng ta khám phá và định cư tại các vùng đất mới. Họ gọi nó là "hiệu ứng sáng lập", khi các nhóm nhỏ các cá nhân liên tục di chuyển để khám phá các vùng đất mới.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature phát hiện ra một sự thật tàn khốc hơn nhiều. Đàn ông thời đó tự giết lẫn nhau.

Số lượng đàn ông ở châu Âu, châu Á, châu Phi và Trung Đông đã sụt giảm nghiêm trọng do hiện tượng này vào khoảng 5000 đến 7000 năm trước. Nhiễm sắc thể Y của cha sẽ truyền cho các con trai là lý do gần như toàn bộ gia đình bị xóa sổ trên diện rộng. Đã có thời điểm, dân số thế giới ước tính chỉ ở khoảng từ 5 đến 20 triệu người với hơn 9.5 triệu đàn ông đã bị giết.

Nhưng tại sao?

Nhóm nghiên cứu của Đại học Stanford cho rằng lý do là "sự cạnh tranh giữa các nhóm ruột thịt". Nhóm nghiên cứu đã tạo ra 18 mô hình mô phỏng trên máy tính, trong đó có những kịch bản khác nhau giải thích cho sự sụt giảm số lượng nam giới bao gồm các yếu tố như đột biến nhiễm sắc thể Y, cạnh tranh giữa các thị tộc và tỷ lệ tử vong.

Kết quả cho thấy, chiến tranh giữa các thị tộc phụ hệ khiến cho nhiều đàn ông phải bỏ mạng trước khi có thể quan hệ tình dục để sinh con, do đó làm giảm sự đa dạng của nhiễm sắc thể. Và vì các thị tộc phụ hệ có nhiễm sắc thể Y giống nhau nên nếu một thị tộc này tiêu diệt một thị tộc khác thì cũng đồng nghĩa nhiễm sắc thể Y đó khó có thể được truyền sang các thế hệ tiếp theo.

Có thể bạn chưa biết: Gần 7000 năm trước, đàn ông trên thế giới từng suýt tuyệt diệt
Chiến tranh giữa các thị tộc phụ hệ khiến cho nhiều đàn ông phải bỏ mạng.

Chưa hết, sau những cuộc chiến đó, số lượng phụ nữ thường cao hơn đàn ông. Marcus Feldman – tác giả nghiên cứu tại Đại học Stanford – nói: "Trong cùng một thị tộc phụ hệ, phụ nữ có thể đến từ bất cứ đâu. Họ có thể đến từ một thị tộc khác đã thất bại sau cuộc chiến hoặc là những người phụ nữ đã sống trong khu vực này trước đây".

Về cơ bản, các gia tộc chiến thắng sẽ tiêu diệt đàn ông của đối phương để đảm bảo sự thống trị liên tục và xóa bỏ cạnh tranh tiềm năng. Sau đó họ sẽ bắt những phụ nữ còn sống sót. "Nếu nhìn vào lịch sử các thuộc địa, bạn sẽ thấy rằng người ta thường giết chết tất cả đàn ông và giữ lại những người phụ nữ cho riêng mình".

Chris Tyler Smith - nhà di truyền học tiến hóa tại Viện Sanger (Anh) - cho biết: "Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã tiến hành mô phỏng máy tính cẩn thận trước khi đưa ra kết luận. Giả thuyết cho rằng, chiến tranh cổ đại là nguyên nhân gây ra nút chai nhiễm sắc thể Y rất hợp lý, đặc biệt là trong thời kỳ đồ đá mới".

Con người vẫn sống trong những thị tộc canh tác nông nghiệp quy mô nhỏ từ 5.000 năm đến 7.000 năm trước. Sau đó, họ chuyển sang các nhóm xã hội lớn hơn và xây dựng các thành phố lớn. Vào thời kỳ này, dân số nam dần khôi phục lại. "Đó là sự chuyển đổi canh tác nông nghiệp sử dụng các công cụ đá sang công cụ làm bằng kim loại", Tyler-Smith nói.

Nhóm nghiên cứu Stanford cho biết: "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được chứng minh bằng những khám phá khảo cổ học cùng các lý thuyết nhân chủng học".

Bằng chứng về các cuộc chiến tranh trong thời kỳ đồ đá mới có thể được tìm thấy trong các bộ xương hóa thạch ở khắp châu Âu, bao gồm cả Anh. Nhiều bộ xương có dấu hiệu bị tấn công bởi cung tên, chùy và lưỡi rìu đá – những vũ khí của con người thời đó.

Marta Mirazón Lahr, nhà nhân chủng học tại Đại học Cambridge (Anh) nói rằng: "Các hóa thạch cho thấy những người này - vốn sống bằng nghề săn bắt và hái lượm - đã bị thảm sát trong một cuộc tấn công có chủ ý của những kẻ tập kích đến từ vùng khác".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện báu vật từ con tàu đắm hơn 350 năm trước

Phát hiện báu vật từ con tàu đắm hơn 350 năm trước

Các nhà khảo cổ gần đây đã phát hiện nhiều cổ vật ở vùng biển của Bahamas, được cho là thuộc một con thuyền chở kho báu của Tây Ban Nha bị đắm cách đây hơn 350 năm.

Đăng ngày: 02/08/2022
Chủng virus Herpes đã có từ 5.000 năm trước?

Chủng virus Herpes đã có từ 5.000 năm trước?

Theo các tác giả của một nghiên cứu gần đây, chủng virus Herpes hiện đại gây ra mụn rộp ở mặt đã có từ khoảng 5.000 năm trước.

Đăng ngày: 02/08/2022
Giải mã những

Giải mã những "vụ chôn cất trên giường" thời trung cổ ở Anh

Việc chôn cất trên giường đã trở nên phổ biến vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên cùng với sự truyền bá của Cơ đốc giáo và nhanh chóng trở thành một nghi thức chôn cất thịnh hành của phụ nữ.

Đăng ngày: 02/08/2022
Dọn gác mái, phát hiện chiếc đầu người 2.000 năm vẫn nguyên vẹn

Dọn gác mái, phát hiện chiếc đầu người 2.000 năm vẫn nguyên vẹn

Kết quả kiểm tra cho thấy chiếc đầu người thuộc về một phụ nữ được ướp đúng tiêu chuẩn của người Ai Cập cổ đại, nhưng có chi tiết dị thường bên trong mũi.

Đăng ngày: 02/08/2022
Phát hiện hóa thạch cá kỷ Jura được bảo tồn hoàn hảo

Phát hiện hóa thạch cá kỷ Jura được bảo tồn hoàn hảo

Hóa thạch cá này khiến các nhà khoa học ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy bất cứ một loài nào như vậy, nó giống như một món đồ chơi cá hoạt hình đang hát.

Đăng ngày: 30/07/2022
Phát hiện hóa thạch hệ động vật Hipparion 8 triệu năm tuổi ở Tân Cương

Phát hiện hóa thạch hệ động vật Hipparion 8 triệu năm tuổi ở Tân Cương

Sau khi phân tích, các nhà khoa học các định số hóa thạch này thuộc nhóm ngựa Hipparion và các loài cùng hệ động vật Hipparion như linh dương, dê Palaeotragus và voi Tetralophodont.

Đăng ngày: 30/07/2022
Khám phá khu mộ xác ướp lớn nhất từng được tìm thấy ở Ai Cập

Khám phá khu mộ xác ướp lớn nhất từng được tìm thấy ở Ai Cập

Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã phát hiện ra một ngôi mộ 2.600 tuổi thuộc về một người đàn ông có địa vị cao: thủ lĩnh của đội lính đánh thuê nước ngoài tên là Wahibre-mery-Neith.

Đăng ngày: 30/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News