Có thể điều khiển trái cây chín theo ý muốn

"Ra lệnh" cho trái cây chín vào thời điểm mà con người mong muốn có thể trở thành hiện thực sau khi các nhà khoa học phát hiện một gene đặc biệt.

Cây cối có khả năng quang hợp nhờ các lục lạp trong tế bào. Tốc độ quang hợp của lục lạp quyết định thời gian chín của trái cây. Khi trái chín, cây sản xuất các chất tạo màu khiến vỏ trái có màu sắc khác biệt so với khi chưa chín.

Trong một bài trên tạp chí Science, các nhà khoa học của Đại học Leicester tại Anh tuyên bố họ đã tìm ra cơ chế tác động tới tốc độ chín của quả. Họ phát hiện một gene điều khiển quá trình quang hợp trong lục lạp. Bằng cách gây đột biến gene này, nhóm nghiên cứu có thể thay đổi tốc độ phát triển của tế bào thực vật và điều khiển quá trình sản xuất sắc tố màu sáng trong trái.


Bằng cách biến đổi gene, các nhà khoa học Anh có thể
điều khiển trái cây chín đúng vào thời điểm mà họ muốn.

Giáo sư Douglas Kell, giám đốc điều hành Hội đồng Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Các ngành sinh vật Anh, cho biết, quá trình sinh trưởng của thực vật có thể xảy ra rất nhanh nhờ kỹ thuật biến đổi gene.

"Nông dân có thể thu hoạch trái cây và rau vài ngày sau khi trồng", ông khẳng định.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Leicester đã đăng ký bản quyền đối với kỹ thuật mới của họ, đồng thời đang thử nghiệm nó trên những cây cà chua, ớt cảnh, cam, quýt. Họ khẳng định kỹ thuật mới sẽ giúp nông dân tăng hoặc giảm tốc độ chín của cây trồng để tránh những giai đoạn thời tiết bất thường. Chẳng hạn, họ có thể kích thích trái chín nhanh trước khi bão, lũ ập tới. Ngoài ra, nông dân có thể điều khiển để trái chín trước hoặc sau giai đoạn cao điểm của mùa vụ, nhờ đó họ sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.

"Chúng tôi đang thử nghiệm kỹ thuật trên cà chua. Vì thế tôi nghĩ rằng trong vòng một năm chúng tôi sẽ biết kỹ thuật phát huy tác dụng đúng như lý thuyết hay không. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kỳ vọng của chúng tôi, kỹ thuật mới sẽ là một thành tựu mang tính đột phá trong nông nghiệp", giáo sư Paul Jarvis, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News