Cơ thể mới là "cửa sổ tâm hồn"

Theo một nghiên cứu mới, đôi mắt có thể không phải là cửa sổ tâm hồn vì chúng ta có thể phát hiện những cảm xúc mạnh mẽ ở người khác thông qua việc xem xét ngôn ngữ cơ thể, không bao gồm mặt của họ.

Trái với quan niệm thông thường, chỉ quan sát mình mặt của một ai đó không đủ để cho chúng ta biết liệu anh ta/cô ta đang la lên mừng rỡ hay gào thét đầy tức giận, các nhà nghiên cứu tuyên bố.

Mặc dù nhiều người tin họ có khả năng đọc được biểu hiện trên mặt của người khác, nhưng ngôn ngữ cơ thể mới là manh mối thực sự hé lộ liệu những cảm xúc mạnh mẽ của chủ thể là tích cực hay tiêu cực.

Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science, các nhóm tình nguyện được cho xem một loạt hình ảnh về các biểu hiện mạnh mẽ trên mặt, chẳng hạn như ảnh chụp các vận động viên quần vợt ngay sau khi thắng hoặc thua 1 điểm.

Trong một số trường hợp, những người tình nguyện có thể quan sát toàn bộ cơ thể vận động viên, nhưng trong các trường hợp còn lại, họ chỉ được xem hoặc mặt hoặc cơ thể của đối tượng được chụp ảnh.


Theo các nhà nghiên cứu, ngôn ngữ cơ thể mới là manh mối
thực sự hé lộ liệu những cảm xúc mạnh mẽ của chủ thể.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, những người tình nguyện có thể phân biệt một cách rõ ràng vận động viên thắng hay thua khi xem ảnh chụp chỉ cho thấy cơ thể của đối tượng, nhưng suy đoán của họ lại mang tính may rủi khi chỉ được chiêm ngưỡng mặt đối tượng.

Theo trang Telegraph, các nhà nghiên cứu đến từ 3 trường Đại học New York và Đại học Princeton (Mỹ), Đại học Jerusalem của người Do Thái (Israel), đã tiến hành nghiên cứu thứ hai, trong đó những người tình nguyện được cho xem một loạt khuôn mặt với sắc thái biểu cảm rộng hơn, từ vui sướng, thỏa mãn, chiến thắng tới đau đớn, buồn khổ và thất bại.

Nhờ phần mềm chỉnh sửa ảnh, nhóm nghiên cứu đã gắn các khuôn mặt với phần cơ thể biểu hiện sắc thái tình cảm đối lập và yêu cầu những người tình nguyện thể hiện lại thứ cảm xúc mà họ nhìn thấy trong ảnh. Kết quả là, những người tình nguyện đã mô phỏng lại biểu hiện cơ thể trong các bức ảnh, chứ không phải sự biểu cảm trên khuôn mặt. Điều này ám chỉ, mọi người diễn dịch các cảm xúc mạnh mẽ nhờ manh mối trên cơ thể chứ không phải trên mặt, nhóm nghiên cứu kết luận.

Tiến sĩ Hillel Aviezer, người đứng đầu nghiên cứu, tuyên bố: “Những kết quả trên cho thấy, khi cảm xúc trở nên vô cùng mạnh mẽ, sự khác biệt giữa những sắc thái tích cực và tiêu cực biểu hiện trên mặt bị nhòa đi.

Phát hiện của chúng tôi có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu cách thức tương tác của ngôn ngữ hình thể/mặt trong những tình huống chứa đựng cảm xúc. Chẳng hạn như, những người bị tự kỷ có thể không nhận ra các sắc thái biểu cảm trên mặt, nhưng có thể được huấn luyện để nhận biết các dấu hiệu cơ thể quan trọng, giúp cải thiện đáng kể giao tiếp của họ”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bí kíp

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác

Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Đăng ngày: 01/04/2025
Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Một số người thường nhớ rõ về những gì diễn ra trong giấc mơ, trong khi những người khác lại không nhớ gì.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News