Cò trắng bay lạc tới Siberia trên đường di cư

Thay vì bay tới châu Phi ấm áp, con cò trắng bị mất phương hướng và mắc kẹt ở vùng đất lạnh nhất thế giới.

Nhà điểu học người Siberia Alexey Ebel phát hiện một con cò trắng bay lạc ở cách thành phố Barnaul 59 km về phía nam. Con chim có thể đang di cư tới châu Phi nhưng nó lại di chuyển chệch đường và dừng chân ở dãy núi Altai thuộc Siberia.

Cò trắng bay lạc tới Siberia trên đường di cư
Con cò trắng có thể đối mặt với nhiều nguy cơ khi mùa đông kéo tới Siberia. (Ảnh: Siberian Times).

Lộ trình di cư của cò trắng không đi qua Siberia. Những quần thể gần nhất sinh sống ven thành phố Shymkent tại Kazakhstan ở cách đó 2.000km và Belarus, xa hơn gần 4.000km. Theo Alexey, có thể khả năng cảm nhận phương hướng của con chim có vấn đề. Nhà điểu học cũng bày tỏ lo ngại về tỷ lệ sống sót của nó.

"Nhiệm vụ chính của chúng tôi là bắt con chim, nhưng điều đó không dễ dàng chút nào. Nó không để chúng tôi tới gần hơn 10 mét. Khi mùa đông tới gần, con cò không có cơ hội sống sót trong tự nhiên ở đây", Alexey cho biết.

Con cò có thể đã tới Siberia vào mùa hè khi thời tiết tốt và kiếm ăn bằng cách bắt cá nhỏ trên sông. Theo Vladimir Maleev, đồng nghiệp của Alexey, con cò khỏe và bay tốt.

Cò trắng (Ciconia ciconia) là loài chim lớn thuộc họ Hạc. Chiều dài từ chóp mỏ tới cuối đuôi của chúng khoảng 100 - 115 cm và sải cánh dài 195 - 215 cm. Cò trắng là loài di cư đường dài, mùa đông chúng ở vùng châu Phi cận Sahara và Nam Phi hoặc tiểu lục địa Ấn Độ. Khi di chuyển giữa châu Âu và châu Phi, chúng tránh đi qua biển Địa Trung Hải mà vòng qua Levant ở phía đông eo biển Gibraltar do phụ thuộc vào các cột nhiệt. Là động vật ăn thịt, cò trắng thường săn côn trùng, cá, động vật lưỡng cư, bò sát, động vật có vú và chim nhỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải được tại sao chim hải âu cổ rụt lại có chiếc mỏ lớn

Lý giải được tại sao chim hải âu cổ rụt lại có chiếc mỏ lớn

Nghiên cứu về loài chim hải âu cổ rụt có mỏ lớn, nhóm khoa học Mỹ - Canada cho rằng mỏ chim tiến hóa theo hướng to lên để giúp chim tỏa nhiệt cơ thể trong các chuyến bay kiếm mồi.

Đăng ngày: 30/11/2019
Phẫu thuật đục thủy tinh thể cho báo tuyết

Phẫu thuật đục thủy tinh thể cho báo tuyết

Con báo tuyết cái được các bác sĩ thú y cấy ghép thấu kính nội nhãn để chữa đục thủy tinh thể do tuổi già.

Đăng ngày: 30/11/2019
Bò xem phim VR vắt được nhiều sữa hơn

Bò xem phim VR vắt được nhiều sữa hơn

Nghiên cứu cho rằng xem một số hình ảnh có thể giúp bò thoải mái, cho ra nhiều sữa hơn.

Đăng ngày: 29/11/2019
Hóa ra cá heo cũng có

Hóa ra cá heo cũng có "tay thuận" và nó giống loài người đến ngoài sức tưởng tượng

Cộng đồng cá heo hóa ra cũng chia ra 2 phe: thuận bên trái và thuận bên phải.

Đăng ngày: 29/11/2019
Hươu chết với 7kg nhựa trong dạ dày

Hươu chết với 7kg nhựa trong dạ dày

Xác con hươu hoang dã với đầy rác thải nhựa trong dạ dày được tìm thấy ở Thái Lan lên hồi chuông cảnh báo về ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 27/11/2019
Hàu tạo ra ngọc trai như thế nào?

Hàu tạo ra ngọc trai như thế nào?

Mặc dù không phải là loài có khả năng tạo ra ngọc trai nhiều nhất nhưng hàu cho đến nay vẫn là loài động vật thân mềm chủ yếu được nuôi để cấy ngọc trai. Vậy làm sao để hàu có thể tạo ra ngọc trai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Đăng ngày: 27/11/2019
Đây là công thức chính xác nhất để đổi tuổi chó ra tuổi người

Đây là công thức chính xác nhất để đổi tuổi chó ra tuổi người

Vào thời điểm răng sữa bắt đầu mọc, 7 tuần tuổi của chó tương ứng với 9 tháng tuổi của con người.

Đăng ngày: 27/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News