"Cơn bão châu chấu kinh hoàng" mù trời giữa ban ngày ở Ấn Độ

Vùng thủ đô Delhi chuẩn bị đối phó với nạn châu chấu, trong khi nông dân ở miền bắc Ấn Độ mở nhạc lớn và bóp còi xe hơi để đuổi đàn châu chấu sa mạc hàng triệu con đến phá hoại các cánh đồng của họ.

Báo Guardian ngày 28/5 đưa tin người dân vùng thủ đô Delhi của Ấn Độ đang chuẩn bị ứng phó với một "cuộc xâm lấn" của những con châu chấu, trong bối cảnh nhiều khu vực ở miền bắc nước này đã bị ảnh hưởng nặng.


Những đàn châu chấu đông nghẹt ở Jaipur, Rajasthan đầu tuần này - (Ảnh: Vishal Bhatnagar/NurPhoto).

Hướng gió thay đổi có thể sẽ cứu được thành phố này nhưng tiến sĩ K.L.Gurjar - phó giám đốc Tổ chức Cảnh báo châu chấu (LWO) - khuyến cáo người dân nơi đây cần sẵn sàng "tạo ra nhiều tiếng ồn lớn để những con châu chấu cứ tiếp tục bay qua thành phố thay vì đậu lại, đồng thời không hoảng sợ".

Nhiều khu vực của Ấn Độ đang đối mặt với "dịch" châu chấu tồi tệ nhất trong 25 năm qua.

Bầu trời ở nhiều nơi thuộc miền bắc Ấn Độ trở nên u ám giữa ban ngày khi hàng triệu con châu chấu bay khắp phía. Loài côn trùng này chính là mối đe dọa đối với cây lương thực và hoa màu trong bối cảnh người dân Ấn Độ còn đang đau đầu với dịch Covid-19.

Rajasthan là bang chịu ảnh hưởng nặng nhất, nhưng những bang khác như Madhya Pradesh, Gujarat và Punjab cũng đang bị đàn châu chấu bủa vây.

Theo trang web theo dõi châu chấu của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), quá trình di chuyển của châu chấu chịu ảnh hưởng do những cơn gió mạnh thổi về hướng tây từ bão Amphan - cơn bão đã tấn công Ấn Độ vào đầu tháng này.

Khoảng 50.000ha đất đã bị châu chấu làm ảnh hưởng. Trong khi một số vùng đã thu hoạch xong, nông dân ở những vùng khác của Ấn Độ vẫn đang chứng kiến cảnh châu chấu phá hoại mùa màng. Nếu không kiểm soát được châu chấu, họ lo sợ vụ hè có thể cũng bị tàn phá.

Người dân Ấn Độ đã dùng máy phun thuốc, kèn xe hơi để đối phó châu chấu. Trên các cánh đồng, nông dân mở nhạc thật to và dùng bất cứ vật dụng nào có thể tạo ra tiếng ồn lớn để đuổi châu chấu.

"Chúng tôi hi vọng có thể kiềm chế đàn châu chấu trong 10 ngày tới. Các quan chức đang phun thuốc diệt trừ châu chấu vào sáng sớm. Khi mặt trời mọc và châu chấu thấy được sức nóng là lúc chúng bắt đầu bay. Năm nay có nhiều châu chấu có thể bay nhanh hơn và di chuyển lên tới 150km mỗi ngày" - một quan chức ở thành phố Barmer thuộc bang Rajasthan chia sẻ.

Báo New York Times bình luận: "Covid-19, cái nóng và châu chấu đã hình thành "cơn bão kinh hoàng" ở Ấn Độ".

Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất chịu ảnh hưởng do nạn châu chấu. Hồi tháng 2, quốc gia láng giếng là Pakistan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi đàn châu chấu phá hoại nhiều khu vực của nước này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 27/06/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 27/06/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 27/06/2025
Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News