Trung Quốc triển khai đội quân gà đối phó đại dịch châu chấu

Hàng nghìn con gà được chính quyền Tân Cương giao cho người chăn thả gia súc để tiêu diệt đàn châu chấu phá hoại mùa màng.

Nhà chức trách ở khu tự trị Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc giao hơn 2.200 con gà cho những người chăn thả gia súc ở địa phương. Họ hy vọng biện pháp này có thể giảm thiểu thiệt hại do đàn châu chấu gây ra, Mother Nature Networkhôm 21/4 đưa tin.


Hơn 2.200 con gà được sử dụng để đối phó với nạn châu chấu hoành hành ở tỉnh Tân Cương. (Ảnh: Flickr).

"Gà là thiên địch hoàn hảo của châu chấu", Yang Zhong, phó giám đốc trạm thực địa ở Cục Thú y và Nghề nông huyện Ô Thập, cho biết. "Một con gà có thể bắt hơn 600 con châu chấu mỗi ngày trên diện tích nửa hecta đất đồng cỏ. Số lượng châu chấu sụt giảm ở một số huyện áp dụng biện pháp này".

Hồi tháng 1, Trung tâm Quản lý Động vật gây hại Trung Quốc dự đoán số đàn châu chấu cao hơn thông thường ở phía bắc đất nước, chủ yếu do mùa đông ấm áp hơn, theo Bloomberg. Gần 4.046 hecta ở huyện Ô Thập, nơi sắp triển khai đội quân gà, bị châu chấu phá hoại, làm mất đi những vạt đất đồng cỏ rộng lớn.


Châu chấu phá hoại mùa màng, làm giảm diện tích đất đồng cỏ cho chăn nuôi. (Ảnh: AFP).

Theo Zhong, nỗ lực trước đây nhằm diệt trừ châu chấu ở Tân Cương bao gồm thuốc trừ sâu có tác dụng nhưng cũng giết chết nhiều côn trùng có lợi và gây hại cho hệ sinh thái. Tuy nhiên, đàn gà 100 con năm ngoái ở huyện Ô Thập có thể hạn chế thiệt hại trên 526 hecta. Ngoài ra, các gia đình cũng có thể tận dụng phân gà trên đồng cỏ.

Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng gia cầm để chống lại châu chấu. Theo Telegraph, hồi tháng 7/2000, nhà chức trách từng huấn luyện đội quân 700.000 con gà và vịt đuổi bắt và ăn châu chấu theo hiệu lệnh tiếng còi. Chiến dịch quy mô quy tụ gần 280.000 người này nhằm đối phó với đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong vòng 25 năm ở Trung Quốc. Zhong cho biết đội quân gà triển khai ở Tân Cương sẽ trải qua một tháng thích ứng với môi trường địa phương trước khi những đàn châu chấu lớn đầu tiên xuất hiện vào tháng 5.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News