Con người biết uống rượu từ hơn 10.000 năm trước
Người cổ đại lên men trái cây làm rượu, uống bằng máng để giao tiếp và tạo sự tin tưởng nhau.
Một nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều máng lớn làm bằng đá tại một ngôi đền ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, có từ 10.000 năm trước. Dưới đáy máng có hợp chất hóa học canxi oxalat, một thành phần phụ trong sản xuất rượu bia. Ngôi đền này được cho là nơi tổ chức lễ hội thời đó, đàn ông và phụ nữ đến dự đều uống rượu bằng máng.
Người cổ đại thường xuyên làm trái cây lên men và rất thích chúng. (Ảnh minh họa).
Theo Dunbar, một thành viên Học viện Anh, từ khi biết tạo ra lửa, người cổ đại thường xuyên tổ chức các buổi tiệc xung quanh nhóm lửa để kể chuyện, nhảy múa, trao đổi thức ăn. Sau đó, rượu bắt đầu trở thành yếu tố quan trọng trong những buổi sinh hoạt cộng đồng của họ.
Người cổ đại thường xuyên làm trái cây lên men và rất thích chúng. Rượu kích thích chất dẫn truyền thần kinh Endorphin, tạo cảm xúc tích cực, tăng cường liên kết xã hội. Người La Mã cổ đại còn tin rằng rượu là một loại thuốc. Họ yêu cầu binh lính uống mỗi ngày một lít.
Ở thế kỷ 17, uống rượu trở thành một nghi thức để thể hiện sự trung thành với nhà nước, nếu không, họ sẽ bị giết chết. Ngày nay, văn hóa này vẫn còn tồn tại như trong các buổi tiệc rượu giao lưu, mọi người sẽ không hoàn toàn tin tưởng người không uống rượu.
Có giả định nói rằng người cổ đại trồng lúa mì để làm bánh mì. Nhưng bánh mì làm ra rất tệ, còn làm rượu lại tuyệt vời. Điều này dẫn đến một lý thuyết vĩ đại về loài người của nhà văn Mark Forsyth: người cổ đại làm nông không chỉ vì thức ăn mà còn để làm rượu.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tác hại tiêu cực khi uống rượu, nhưng rượu cũng là một đồ uống hữu ích cho các mối quan hệ xã hội nếu uống vừa phải, theo Guardian.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
