Con người cần sử dụng cả hai bán cầu não để giao tiếp
Con người cần sử dụng cả hai bán cầu não khi giao tiếp. Đó là kết quả của công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature (Anh) số ra ngày 15/1.
Phát hiện này có thể giúp thay đổi phương pháp trị liệu cho những bệnh nhân suy giảm khả năng nói do bị đột quỵ.
Trước đây, các giả thuyết về thần kinh học cho rằng khả năng nói và ngôn ngữ là những kỹ năng "bị lệch" và chỉ chịu sự kiểm soát của một bên não, trong trường hợp này là bán cầu não trái.
Giả thuyết này chưa hoàn toàn thuyết phục do chỉ dựa vào quan sát gián tiếp chứ không phải trực tiếp về cơ chế hoạt động của não.
Để có được cái nhìn toàn diện hơn, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học New York (Mỹ) đã tiến hành thử nghiệm đối với 16 tình nguyện viên.
Ảnh: illumine.co.uk
Các nhà khoa học sử dụng phương pháp cấy điện cực dưới da nhằm lập sơ đồ hoạt động não bộ của người tham gia.
Phương pháp này có tên gọi electrocorticogram - thường được sử dụng trước phẫu thuật cho bệnh nhân động kinh. Nó cho kết quả chính xác hơn máy quét 3D trong việc xác định thời gian và nơi các nơron thần kinh bị kích thích.
Những người tình nguyện được yêu cầu lặp lại những từ vô nghĩa như "pob" và "kig" nhằm tách biệt những vùng não được kích hoạt trong khi nói - cách phát âm từ.
Do những từ trên không có nghĩa nên một phần khác của não đã được sử dụng để tạo ra cách phát âm từ thay vì vùng não sử dụng cho ngôn ngữ - vốn đòi hỏi sự am hiểu và cách sử dụng từ ngữ.
Thực tế, ảnh chụp 3D cho thấy khả năng nói là "đối xứng hai bên", có nghĩa là những vùng ở cả hai bán cầu não đều được sử dụng trong việc tạo ra từ ngữ.
Những khu vực cụ thể là vùng trán dưới đối xứng, dưới đỉnh, dưới thái dương, tiền vận động và vỏ cảm giác sinh dưỡng.
Giáo sư Bijan Perasan, người tham gia nghiên cứu trên, nhấn mạnh kết quả nghiên cứu "đảo ngược lại những gì đã được cả thế giới chấp nhận trước đây". Ông Perasan cho rằng kết quả này có thể mở ra những liệu pháp giúp phục hồi khả năng nói của những bệnh nhân bị đột quỵ hay bị tổn thương não.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể
Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.
