Con người có thể "mọc lại tay chân" như bò sát

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH College London (UCL) mới đây đã tìm ra những tế bào thiết yếu cho quá trình tái mọc lại các chi đã mất ở kỳ nhông, mở ra triển vọng mới trong việc tái tạo khả năng này ở con người.

Kỳ nhông hay thằn lằn được coi như là động vật lưỡng cư nổi tiếng với khả năng thay thế bộ phận mới sau khi phần thân cũ bị mất.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia đã xác định quá trình hoạt động của các tế bào miễn dịch có tên là "đại thực bào ERK" giữ vai trò quan trọng trong quá trình tái sinh ở kỳ nhông.

Bên cạnh khả năng tái tạo chi, ERK còn giúp các sinh vật có khả năng tái tạo đuôi, hàm, mắt, thậm chí là dây cột sống. Trong các tế bào ở động vật có vú trưởng thành, ERK không hoàn toàn chủ động nhưng mang tiềm năng lớn hơn cho quá trình tái sinh.

Thông qua con đường ERK, các protein sẽ phát tín hiệu từ bề mặt tế bào đến nhân tế bào có chứa vật liệu di truyền, hình thành cấu trúc tái tạo.

Nhà khoa học hàng đầu, Tiến sĩ Max Yun thuộc Viện Kết cấu và Sinh học phân tử UCL cho biết: "Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên trước khả năng tái tạo một cách ấn tượng cấu trúc phức tạp bao gồm cả mắt, tim, tủy sống, đuôi hay ngay cả dây cột sống ở sinh vật lưỡng cư, chẳng hạn như loài kỳ nhông".

Ông nói thêm: "Việc phát hiện ra con đường tái tạo qua ERK sẽ giúp chúng tôi mở ra nhiều hi vọng mới trong quá trình nghiên cứu nhằm tái tạo các tế bào ở con người".

Hiện, các chuyên gia đang tiếp tục tập trung vào việc tìm hiểu con đường quan trọng quy định quá trình tái sinh chân, tay và các phân tử khác có liên quan trong quá trình này.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Stem Cell.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News