Con người đã ăn cá từ 40.000 năm trước
Ít nhất một trong những tổ tiên của chúng ta đã thường xuyên dùng cá làm thức ăn, theo kết quả một nghiên cứu mới đây cho thấy.
Các nhà khoa học đã phân tích thành phần hóa học của protein collagen trong xương người cổ đại tìm thấy ở hang động Tianyuan gần Bắc Kinh và đi tới kết luận nói trên.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc bắt cá thời này hẳn phải rất khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực, do các dữ liệu hóa thạch đều cho thấy con người khi đó không hề sử dụng bất kì công cụ tinh xảo nào – họ chỉ đơn giản dùng lưỡi đá – cho tới tận 50.000 năm trước.
Ít nhất một trong những tổ tiên của chúng ta đã thường xuyên dùng cá làm thức ăn. (Ảnh: W-goodway)
“Phân tích này cung cấp những bằng chứng trực tiếp đầu tiên chứng minh cho giả định người hiện đại sơ khai ở Trung Quốc đã biết tận dụng các nguồn thủy sản và đưa ra gợi ý về đời sống sinh tồn của người hiện đại sơ khai,” Michael P. Richards, nhà khoa học thuộc viện Nhân loại học Tiến hóa Max Plack.
Các nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra lý thuyết rằng việc sử dụng cá làm thức ăn khi đó đã giúp não người phát triển to hơn, mặc dù việc bổ sung được nguồn protein từ thịt động vật trên cạn vào khẩu phần ăn khoảng 2 triệu năm trước vẫn là một yếu tố quan trọng. (Các yếu tố khác, ví dụ như nhu cầu tồn tại trước áp lực các thảm họa môi trường, cũng tăng cường sự phát triển của não người.)
Tuy nhiên, việc chuyển sang chế độ ăn nhiều cá hơn như kết quả nghiên cứu mới này phản ánh áp lực lớn hơn từ việc mở rộng kích thước quần thể khi người hiện đại bắt đầu phân bố khắp lục địa Á- Âu, dẫn lời Richards và các đồng nghiệp.
Kết quả nghiên cứu được trình bày chi tiết trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences số ra tuần này.