Con người đã biết nấu ăn bằng suối nước nóng 1,8 triệu năm trước
Người xưa có thể đã tận dụng suối nước nóng để nấu thịt, rễ cây và củ trước khi biết cách điều khiển lửa.
Các nhà khảo cổ tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Alcala tìm thấy dấu vết suối nước nóng gần nơi con người sinh sống cách đây khoảng 1,8 triệu năm, trước khi biết cách điều khiển lửa, tại hẻm núi Olduvai, miền bắc Tanzania. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences hôm 15/9.
Tổ tiên của người hiện đại có thể đun thức ăn dưới suối nước nóng. (Ảnh: IFL Science).
"Nếu có một con linh dương đầu bò ngã xuống nước và bị nấu chín, tại sao bạn lại không ăn?", Ainara Sistiaga, tác giả nghiên cứu, chuyên gia tại MIT, đặt vấn đề.
Năm 2016, Sistiaga tham gia chuyến thám hiểm hẻm núi Olduvai. Trong chuyến đi, các nhà nghiên cứu thu thập mẫu vật từ lớp đá khoảng 1,7 triệu năm tuổi. Lớp đá này đặc biệt vì thành phần cấu tạo của nó rất khác so với lớp đất sét sẫm màu 1,8 triệu năm tuổi ngay bên dưới. Điều đó cho thấy môi trường có sự thay đổi lớn trong thời kỳ này. Các nhà khoa học cho rằng khoảng 1,7 triệu năm trước, từ khu vực ẩm ướt với cây cối rậm rạp, Đông Phi biến đổi thành vùng đất khô và nhiều cỏ hơn.
Khi mang mẫu đá về nghiên cứu, Sistiaga cùng đồng nghiệp bất ngờ phát hiện dấu vết của chất béo giống với loại do một nhóm vi khuẩn sống dưới suối nước nóng trong công viên quốc gia Yellowstone tạo ra. "Những vi khuẩn này sẽ không phát triển trừ khi nhiệt độ ở mức trên 80 độ C", giáo sư Roger Summons tại MIT nói.
Phát hiện trên là bằng chứng cho thấy gần nơi ở của người xưa có suối nước nóng. Từ đó, các nhà khoa học cho rằng có thể người xưa từng tận dụng suối để nấu ăn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều bí ẩn như làm thế nào tổ tiên chúng ta khám phá ra công dụng này - có thể do một con vật nào đó ngã xuống suối, họ nấu thức ăn như thế nào, có luộc rễ cây và củ giống như thịt không.
Thời điểm chính xác con người sử dụng lửa vẫn còn gây tranh cãi, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy thời điểm này là khoảng một triệu năm trước. Nghiên cứu mới mở ra khả năng con người nấu thức ăn và lấy được các chất bổ dưỡng trước khi biết điều khiển lửa.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.
