Con người làm trái đất ấm lên
Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm khí hậu toàn cầu ấm lên kể từ giữa thế kỷ trước.
Một cuộc nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Nature Geoscience cho thấy mức độ ấm lên do các yếu tố tự nhiên, chẳng hạn như những thay đổi bức xạ mặt trời trong thời gian này gần như bằng 0.
Hoạt động của con người đang ảnh hưởng lớn đối với sự gia tăng nhiệt độ - (Ảnh: Discovery)
Phần lớn những dự báo về mức tăng nhiệt độ do kết quả của phát thải khí nhà kính đều sử dụng một kỹ thuật được gọi là “optimal fingerprinting” liên quan đến phân tích thống kê các mô hình khí hậu phức tạp. Thế nhưng chuyên gia Reto Knutti và Markus Huber lại sử dụng một phương pháp khác. Đó là xem xét số đo các yếu tố ảnh hưởng đến tổng lượng năng lượng của hành tinh, chẳng hạn như bức xạ mặt trời chiếu lên trái đất, lượng nhiệt được hấp thụ bởi các đại dương và phản chiếu lại bằng lớp vỏ băng tuyết, ảnh hưởng của các loại khí nhà kính, kết hợp với nhiều thông số khác trên một mô hình đơn giản hơn.
Từ đó, các chuyên gia tính toán trái đất đã ấm lên khoảng 0,510C trong 60 năm qua, rất gần với mức tăng quan sát được là 0,550C. Trong đó, thay đổi về bức xạ mặt trời chỉ “chịu trách nhiệm” khoảng 0,070C của mức tăng, còn lại chủ yếu do hoạt động của con người gây ra, chẳng hạn như khí nhà kính.
Các chuyên gia cho rằng cùng với các bằng chứng hiện hữu, nghiên cứu của họ có thể củng cố nhận định rằng hoạt động của con người đang ảnh hưởng lớn đối với sự gia tăng nhiệt độ quan sát được kể từ thời tiền công nghiệp.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
