Con người sẽ có thể dùng tim lợn thay cho tim người nhờ kỹ thuật di truyền này

Tiến sỹ sinh học Hiromitsu Nakauchi đến từ đại học Stanford cho biết thông thường thì tế bào lợn, tế bào cừu chỉ có 0,5% điểm tương đồng với tế bào con người nhưng với kỹ thuật chỉnh sửa gene kết hợp cấy ghép tế bào gốc, độ tương đồng có thể lên tới 40%.

Hiện tại, vấn đề thiết hụt nguồn cung nội tạng hiến tặng để thực hiện các ca phẫu thuật cấy ghép đang ngày một trở nên rõ ràng hơn tại nhiều nơi trên thế giới. Điều đó khiến cho các nhà khoa học phải tìm ra một hướng đi mới để giải quyết tình trạng này với phương pháp hiện tại vẫn tạo ra những ý kiến trái chiều: nuôi cấy bộ phận người bên trong các sinh vật khác từ tế bào gốc. Mặc dù vậy, hiện tại đã có 3 nhóm nghiên cứu khác nhau triển khai ý tưởng này tại Mỹ và bước đầu đã có những tiến bộ nhất định.

Ý tưởng này được cho là có liên quan đến một kỹ thuật lai tạo vốn đã gây ra nhiều tranh cãi với tên gọi Chimera - dựa theo tên của quái vật nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp có phần trước của loài sư tử, phần sau của loài bò sát và đuôi là một con rắn.

Ngoài ra, trên lưng nó còn mọc ra một cái đầu dê và đầu rồng - phương pháp này có mục đích là tạo ra những bộ phận cơ thể nhất định hoặc một cá thể sống lai giữa người và một vài loài vật cụ thể trong môi trường phòng thí nghiệm với mục đích nghiên cứu và chữa bệnh.

Con người sẽ có thể dùng tim lợn thay cho tim người nhờ kỹ thuật di truyền này
Hình ảnh mô tả quái vật Chimera trong truyền thuyết.

Mặc dù chưa có bất kỳ báo cáo chính thức nào về kết quả của ý tưởng này nhưng các nhà khoa học tại Viện công nghệ Massachusetts cho trong suốt 1 năm vừa qua đã có tới 20 cuộc thử nghiệm diễn ra với việc nuổi cấy những mẫu tim, thận người bên trong cơ thể của lợn và cừu. Điều đáng tiếc là tất cả đã phải dừng lại trước khi các bộ phận này phát triển ở mức đầy đủ.

Tháng 11 vừa rồi, các nhà khoa học đã trình bày tình hình tiến triển của ý tưởng này trong một hội thảo tại Viện nghiên cứu Sức khỏe và Y tế quốc gia (Maryland). Theo đó, một nhóm nghiên cứu của đại học Minnesota đã sử dụng tế bào gốc của người để điều trị thương tật ở mắt bên trong một bào thai lợn - dựa trên kỹ thuật Chimera. Kết quả là khi lợn con được 2 tháng tuổi thì nó đã được chữa khỏi hoàn toàn. Đây được coi là một sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật chỉnh sửa gen và tế bào gốc - vốn đang trở thành những chủ đề hot hiện nay trong giới khoa học.

Trước hết, các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR để tinh chỉnh tế bào của lợn hoặc cừu để các phôi thai này phát triển các bộ phận cơ thể nhất định. Trở ngại duy nhất là những bộ phận này sẽ rất khó tồn tại nếu như các nhà khoa học không lấy những tế bào bình thường được lấy từ một phôi thai khác cấy vào để bù đắp thiếu hụt khoảng trống di truyền. Cuối cùng, tế bào gốc của con người sẽ được đưa vào để tạo ra một dạng phôi lai dựa trên nền sinh vật khác như lại hình thành nên những bộ phận cơ thể có thể sử dụng được trên người.

Con người sẽ có thể dùng tim lợn thay cho tim người nhờ kỹ thuật di truyền này
Những quả tim lai tạo được cấy ghép trên một số động vật có thể trở thành cứu cánh cho không ít bệnh nhân.

Tiến sỹ sinh học Hiromitsu Nakauchi đến từ đại học Stanford cho biết thông thường thì tế bào lợn, tế bào cừu chỉ có 0,5% điểm tương đồng với tế bào con người nhưng với kỹ thuật chỉnh sửa gen kết hợp cấy ghép tế bào gốc thì độ tương đồng có thể lên tới 40% - đây là một cơ sở rất khả quan cho việc nuôi cấy nội tạng người trên phôi thai của lợn hoặc cừu. Thậm chí, các nhà khoa học cũng đã lên kế hoạch đưa ADN của người ghép với ADN của lợn để tăng hiệu quả của quá trình này.

Thực tế, Chimera đã gây được sự chú ý của các nhà khoa học vào năm 2003, các chuyên gia tại Đại học Y Thượng Hải đã kết hợp thành công tế bào người với trứng của thỏ. Đây là các mẫu Chimera đầu tiên do con người tạo ra thành công. Chúng phát triển nhiều ngày trong đĩa cấy ở phòng thí nghiệm trước khi các nhà khoa học phá huỷ phôi để lấy tế bào gốc. Tiếp đó vào năm 2004, các nhà nghiên cứu tại bệnh viện Mayo (Mỹ) đã tạo ra những con lợn trong phòng thí nghiệm sở hữu tế bào hồng cầu của người.

Chimera là kỹ thuật kết hợp ADN giữa hai hay nhiều loài trong một cơ thể, đôi khi còn được gọi là kỹ thuật di truyền chéo loài.

Chẳng hạn, van tim bị hỏng của người thường được thay thế bằng van tim yếu lấy từ bò hoặc lợn. Phẫu thuật loại này vốn đã được tiến hành rộng rãi và trên thực tế đã làm người nhận biến thành một Chimera. Trong nhiều năm, các nhà khoa học cũng đã bổ sung gen người vào vi khuẩn hoặc vật nuôi nhằm thu hoạch các protein quý giá trong sản xuất dược phẩm.

Con người sẽ có thể dùng tim lợn thay cho tim người nhờ kỹ thuật di truyền này
Chimera có thể tạo ra những cá thể có đôi mắt khác màu.

Việc tạo ra các Chimera đã làm dấy lên nhiều câu hỏi: Con người tạo ra chúng để làm gì? Những cá thể chứa ADN có được coi là giống con người không? Nếu có thì chúng sẽ được đối xử như thế nào? Theo các nhà khoa học, động vật càng giống người càng tốt bởi chúng là mô hình để thử nghiệm các loại thuốc hoặc nuôi các bộ phận để cấy ghép cho người. Theo dõi tế bào người trưởng thành và tương tác trong một cơ thể sống cũng có thể giúp các chuyên gia tìm ra phương pháp chữa bệnh mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News