Con người sẽ xây hầm bảo tồn các loài trên Mặt trăng?
Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho việc bảo quản mẫu vật các loài. Trên Mặt trăng cũng không phải lo lắng thời tiết hay động đất.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đang đề xuất xây dựng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Trái đất trên Mặt trăng.
Nhiệt độ trên Mặt trăng thích hợp cho việc lưu trữ giống của các loài - (Ảnh minh họa: scitechdaily.com).
Đề xuất do tiến sĩ Mary Hagedorn, làm việc tại Viện Bảo tồn sinh học và Vườn thú quốc gia Smithsonian (Mỹ), dẫn đầu.
Theo trang IFLScience ngày 31-7, ý tưởng của nhóm là xây dựng một hầm lưu trữ lâu dài cho các loài động vật có nguy cơ cao bị tuyệt chủng trên Trái đất. Các mẫu vật sẽ được bảo quản đông lạnh.
Nhiệt độ trên Mặt trăng là một đặc điểm có lợi cho sự ổn định lâu dài của một hầm lưu trữ như vậy. Các mẫu vật có thể được bảo quản mà không cần sự can thiệp của con người hay nguồn điện - hai trong số nhiều yếu tố cần thiết khi bảo quản mẫu vật ở Trái đất.
Mặt trăng có bầu khí quyển mỏng đến mức về cơ bản có thể xem là chân không, do đó cũng không cần lo lắng về vấn đề thời tiết. Động đất trên Mặt trăng cũng không giống trên Trái đất.
Môi trường lạnh giá trên Mặt trăng có nghĩa là các mẫu vật sẽ được đông lạnh quanh năm mà không cần nguồn điện lẫn người vận hành.
Ý tưởng nói trên có tiềm năng, song không phải là vấn đề đơn giản như gửi một viên nang lên Mặt trăng là xong. Nhóm nghiên cứu đang xem xét những thách thức khác nhau có thể gặp phải khi xây dựng một cơ sở như vậy, chẳng hạn như vấn đề vận chuyển, cách bảo vệ mẫu vật khỏi bức xạ và cách quản lý cơ sở lưu trữ này.
Nhóm đang phát triển thử nghiệm một phiên bản lưu trữ mẫu da của cá bóng sao (Asterropteryx), có chứa tế bào nguyên sợi bào, có khả năng nhân bản, nằm trong da của chúng.
Nhóm cũng hy vọng xây dựng quan hệ với các cơ quan hàng không vũ trụ để tiến hành thử nghiệm lưu trữ trên Trạm không gian quốc tế (ISS) để mô phỏng một số thách thức trong tương lai cho việc lưu trữ trên Mặt trăng.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí BioScience.
Hầm chứa hạt giống trên Trái đất không an toàn 100% Sự sống trên Trái đất rất mong manh và vô số loài đã tuyệt chủng trong suốt lịch sử hàng tỉ năm. Việc bảo tồn đa dạng sinh học trên Trái đất là một nhiệm vụ quan trọng nhưng phức tạp. Đã có một số cơ sở lưu trữ mẫu vật các loài trên Trái đất. Những cơ sở này được xây dựng ở những nơi ổn định về địa chất, song cũng không tránh được rủi ro. Như trường hợp hầm chứa hạt giống toàn cầu Svalbard. Hầm chứa này đã phải tân trang lại sau khi lớp băng vĩnh cửu bất ngờ tan chảy khiến nước rò rỉ vào hầm. |

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
