Con người thở cũng khiến toàn cầu nóng lên thế nào?

Các nhà khoa học cho biết, khí mêtan và nitơ oxit được tìm thấy trong hơi thở của con người có hại cho môi trường hơn so với cacbon dioxit (CO₂).

Theo Đài RT ngày 14-12, một nghiên cứu được công bố tuần này trên tạp chí khoa học có bình duyệt PLoS One chỉ ra hơi thở của con người cũng góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.

Con
Nghiên cứu mới cho rằng con người thở cũng góp phần vào sự nóng lên toàn cầu - (Ảnh minh họa: RT/GETTY IMAGES).

Các tác giả lập luận sự góp phần của hơi thở con người vào biến đổi khí hậu đã bị đánh giá thấp và cần được nghiên cứu thêm.

Cụ thể, sau khi đo thành phần khí trong hơi thở của 328 người tham gia nghiên cứu, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, hơi thở của con người chiếm 0,05% lượng khí thải mêtan (methane - CH4) và 0,1% lượng khi nitơ oxit (nitrous oxide - N2O) của Vương quốc Anh.

Anh là nước đã đặt mục tiêu cắt giảm 78% lượng khí thải nhà kính vào năm 2035, so với mức năm 1990.

Nghiên cứu cho rằng cả hai loại khí này "có tiềm năng gây ra sự nóng lên toàn cầu cao hơn nhiều so với cacbon dioxit (carbon dioxide - CO2)".

Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là nhà vật lý khí quyển Nicholas Cowan tại Trung tâm Sinh thái và Thủy văn Vương quốc Anh, lưu ý: "Chúng tôi khuyên nên thận trọng khi giả định rằng lượng khí thải từ con người là không đáng kể".

Ông Cowan giải thích trong khi "sự góp phần của khí CO2 trong hơi thở của con người vào biến đổi khí hậu về cơ bản là bằng 0" vì thực vật hấp thụ gần như toàn bộ lượng khí này, thì 2 loại khí nói trên vẫn còn tồn tại trong khí quyển. Khí mêtan giữ lượng nhiệt gấp 80 lần so với CO2 trong 20 năm đầu tiên tồn tại trong khí quyển.

Các tác giả cảnh báo nghiên cứu của họ chỉ xem xét hơi thở và kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về bức tranh tổng thể liên quan lượng khí thải của con người. Nghiên cứu sâu hơn có thể sẽ tiết lộ nhiều hơn về "tác động của dân số đang gia hóa và chế độ ăn uống thay đổi" trên hành tinh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Sông bay" mới thực sự là con sông lớn nhất trên Trái đất

Những tuyến đường thủy trên không này vận chuyển khoảng 20 tỷ tấn nước trong không khí mỗi ngày. Con số này nhiều hơn sản lượng hàng ngày của sông Amazon đổ ra đại dương.

Đăng ngày: 15/12/2023
Gió Kitabatic tại dãy núi Himalaya đang giúp chống lại biến đổi khí hậu

Gió Kitabatic tại dãy núi Himalaya đang giúp chống lại biến đổi khí hậu

Theo các tác giả, phát hiện có vẻ bất thường này là do một hiện tượng gọi là gió Katabatic – nơi không khí khô mát bên trên bị đẩy xuống sườn dốc các thung lũng phía dưới của dãy Himalaya.

Đăng ngày: 15/12/2023
Phát hiện cháy rừng tạo ra kim loại cực độc gây ung thư

Phát hiện cháy rừng tạo ra kim loại cực độc gây ung thư

Sau một số vụ cháy rừng dữ dội gần đây ở Bắc California (Mỹ), các nhà khoa học kiểm tra đất bị cháy và phát hiện nó chứa đầy kim loại gây ung thư gọi là crom hóa trị 6.

Đăng ngày: 14/12/2023
Đảo Rockall, nơi hoang vắng và tuyệt vọng nhất thế giới

Đảo Rockall, nơi hoang vắng và tuyệt vọng nhất thế giới

Rockall là một hòn đảo đá rất nhỏ, với khoảng không gian rộng chừng 570 mét vuông, không có người ở, xa xôi với đại lục châu Âu, ở Bắc Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 13/12/2023
Bắc Bộ chuẩn bị đón không khí cực mạnh, nhiệt độ thấp nhất dưới 3 độ C, vùng núi có thể xuất hiện băng giá

Bắc Bộ chuẩn bị đón không khí cực mạnh, nhiệt độ thấp nhất dưới 3 độ C, vùng núi có thể xuất hiện băng giá

Từ ngày 16/12, các tỉnh miền Bắc có khả năng sẽ đón một đợt không khí lạnh cực kỳ mạnh, gây ra đợt rét đậm, rét hại diện rộng đầu tiên trên toàn miền...

Đăng ngày: 13/12/2023
Động đất thời nay ở Mỹ có thể là dư chấn thiên tai từ thập niên 1800

Động đất thời nay ở Mỹ có thể là dư chấn thiên tai từ thập niên 1800

Sau những trận động đất lớn, dư chấn sẽ diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau đó, nhưng các dư chấn của một số trận động đất lớn nhất trong lịch sử Mỹ có thể vẫn đang diễn ra, sau gần 200 năm.

Đăng ngày: 12/12/2023
Hạt vi nhựa tích tụ dày đặc ngoài khơi Nhật Bản, chuyện gì xảy ra?

Hạt vi nhựa tích tụ dày đặc ngoài khơi Nhật Bản, chuyện gì xảy ra?

Hạt vi nhựa tích tụ dày đặc ngoài khơi Nhật Bản khiến nhiều nhà khoa học lo lắng, nhất là khi mức độ ô nhiễm nhựa tại đây cao gấp 260 lần Địa Trung Hải, từng được coi là nơi ô nhiễm nhất.

Đăng ngày: 09/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News