Động đất thời nay ở Mỹ có thể là dư chấn thiên tai từ thập niên 1800

Sau những trận động đất lớn, dư chấn sẽ diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau đó, nhưng các dư chấn của một số trận động đất lớn nhất trong lịch sử Mỹ có thể vẫn đang diễn ra, sau gần 200 năm.

Các dư chấn đến từ 3 trận động đất xảy ra gần biên giới hai tiểu bang Missouri-Kentucky giữa năm 1811 và 1812 và một trận động đất khác ở thành phố Charleston (bang Nam Carolina) vào năm 1886, nhiều khả năng vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay, theo báo cáo đăng trên chuyên san Geophysical Research: Solid Earth.

Động đất thời nay ở Mỹ có thể là dư chấn thiên tai từ thập niên 1800
Nhà cửa sụp đổ ở thành phố Charleston (bang Nam Carolina) trong trận động đất năm 1886.

Một trong những khu vực các nhà khoa học tập trung nghiên cứu gọi là vùng địa chấn New Madrid, bao gồm thành phố Memphis (Tennessee) và thung lũng sông Mississippi và những vùng khác bao gồm thành phố Charleston cũng như đồng bằng duyên hải xung quanh.

Tác giả báo cáo Yuxuan Chen của Đại học Vũ Hán (Trung Quốc) cho hay hiện giới nghiên cứu vẫn chưa hiểu hết hoạt động địa chấn ở những khu vực khá ổn định này của Bắc Mỹ và cơ chế của nó tiếp tục là điều tranh cãi trong giới khoa học.

Đội ngũ nghiên cứu phát hiện đến 30% trong tổng số các trận động đất từ năm 1980 đến năm 2016 gần biên giới Missouri-Kentucky, tất cả đều từ 2,5 độ Richter trở lên, nhiều khả năng là dư chấn đến từ bộ ba trận động đất ở khu vực từ năm 1811 đến năm 1812, với cường độ từ 7,3 độ Richter đến 7,5 độ Richter.

Trong trường hợp động đất Charleston, phát hiện mới cho thấy khoảng 16% số trận động đất ở vùng Charleston ngày nay được cho bắt nguồn từ trận động đất cường độ 7,0 độ Richter vào năm 1886.

Việc xác định liệu các trận động đất thời hiện đại có phải là dư chấn của những trận động đất cường độ mạnh trước đó hay không, hoặc là những sự kiện mới và hoàn toàn khác biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu nguy cơ xảy ra thiên tai ở những khu vực này trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hạt vi nhựa tích tụ dày đặc ngoài khơi Nhật Bản, chuyện gì xảy ra?

Hạt vi nhựa tích tụ dày đặc ngoài khơi Nhật Bản, chuyện gì xảy ra?

Hạt vi nhựa tích tụ dày đặc ngoài khơi Nhật Bản khiến nhiều nhà khoa học lo lắng, nhất là khi mức độ ô nhiễm nhựa tại đây cao gấp 260 lần Địa Trung Hải, từng được coi là nơi ô nhiễm nhất.

Đăng ngày: 09/12/2023
Tấm pin mặt trời thu năng lượng vô hình trong đêm để sản xuất điện

Tấm pin mặt trời thu năng lượng vô hình trong đêm để sản xuất điện

Công nghệ mới này sẽ giúp các sản phẩm như điện thoại, ô tô điện hay những thiết bị điện trong gia đình có thể sử dụng liên tục mà không cần phải sạc.

Đăng ngày: 08/12/2023
Nhật Bản tận dụng phân bò làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa

Nhật Bản tận dụng phân bò làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa

Ngành công nghiệp vũ trụ của Nhật đã mở ra chương mới đầy tiềm năng vào ngày 7/12 khi một công ty khởi nghiệp thử nghiệm nguyên mẫu động cơ tên lửa chạy bằng nhiên liệu có nguồn gốc từ… phân bò.

Đăng ngày: 08/12/2023
Nguồn gốc

Nguồn gốc "băng lửa" giải phóng khi đại dương ấm lên là gì?

Tên gọi " băng lửa" nghe có vẻ giống một nghịch lý, nhưng trên thực tế, đây lại là một loại khí đốt tự nhiên có thật.

Đăng ngày: 08/12/2023
Hồ

Hồ "đắt" nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD

Hồ nước này có chứa bảo vật gì mà lại được đánh giá cao như vậy?

Đăng ngày: 07/12/2023
Tàn thuốc và bao bì thuốc lá gây thiệt hại 26 tỉ USD mỗi năm

Tàn thuốc và bao bì thuốc lá gây thiệt hại 26 tỉ USD mỗi năm

Nghiên cứu mới đây chỉ ra tàn thuốc và bao bì thuốc lá gây thiệt hại lên đến 26 tỉ USD mỗi năm về mặt quản lý chất thải và tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển.

Đăng ngày: 07/12/2023
Thực tại đáng báo động: Tuyết đã biến đi đâu?

Thực tại đáng báo động: Tuyết đã biến đi đâu?

Tuyết biến mất có thể khiến hiện tượng nóng lên toàn cầu thêm trầm trọng, khiến các người dân các khu vực sống phụ thuộc vào tuyết tan gặp khó khăn.

Đăng ngày: 05/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News