Nguồn gốc "băng lửa" giải phóng khi đại dương ấm lên là gì?
Tên gọi "băng lửa" nghe có vẻ giống một nghịch lý, nhưng trên thực tế, đây lại là một loại khí đốt tự nhiên có thật.
"Băng lửa" - hay methane hydrat - là một loại khí tự nhiên bị giam trong trạng thái đông lạnh ở thể rắn bên sâu dưới đáy đại dương.
Khí methane chiếm khoảng 16% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và nhiệt độ đại dương ấm hơn có thể làm tan một phần khí bị mắc kẹt bên dưới đáy biển (Ảnh: Getty).
Theo một nghiên cứu được công bố ngày 6/12 trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà khoa học đã tìm được bằng chứng cho thấy trong thời kỳ nóng lên trước đây, các đại dương đã giải phóng loại khí nhà kính mạnh mẽ có nguồn gốc từ methane, nhiều khả năng là methane hydrat.
Điều này cho thấy việc tăng nhiệt độ đại dương do biến đổi khí hậu của thời kỳ hiện đại có thể tiếp tục làm tan chảy nhiều "băng lửa" hơn, đồng thời giải phóng nhiều khí methane gây ô nhiễm.
Truy tìm nguồn gốc "băng lửa"
Trong nghiên cứu mới, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng kỹ thuật hình ảnh địa chấn 3D tiên tiến để nghiên cứu một phần "băng lửa" nằm ngoài khơi bờ biển Mauritania, tây bắc châu Phi.
Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE), khí methane hydrat từng được cho là rất hiếm, nhưng hiện nay đã tồn tại với khối lượng rất lớn, bao gồm 250.000 đến 700.000 nghìn tỷ feet khối.
Phân tích tìm thấy một trường hợp cụ thể, trong đó khí methane thoát ra, và đã di chuyển hơn 40km từ phần sâu của sườn lục địa đến rìa thềm lục địa bên dưới đại dương. Điều này có thể xảy ra khi phần băng lửa tách ra trong thời kỳ nóng lên trong 2,6 triệu năm qua, khi khí đông lạnh bắt đầu tan băng.
Nhiều khả năng, chúng đã được giải phóng thông qua một vùng trũng dưới nước, được gọi là "vết rỗ" trong thời kỳ ấm lên trước đây của Trái đất.
Khí methane hydrat từng được cho là rất hiếm. (Ảnh: Getty).
Giới chuyên môn cho rằng đây là một khám phá quan trọng, vì từ trước tới nay, chúng ta hầu như chỉ nghiên cứu tập trung vào những phần nông nhất của vùng methane hydrat ổn định.
Tuy nhiên, dữ liệu mới cho thấy rõ ràng rằng khối lượng khí methane lớn hơn những dự đoán rất nhiều, và chúng ta thực sự phải tìm hiểu sâu về vấn đề này để nắm bắt rõ hơn về vai trò của methane hydrat trong hệ thống khí hậu.

Nhân loại sắp gặp thảm họa nhiệt "trở tay không kịp"
Nghiên cứu mới cho thấy nắng nóng cực đoan sẽ tấn công thế giới theo cách khó ngờ, với "danh sách đen" chứa cả tên những quốc gia mà người dân tưởng chừng chỉ e sợ cái lạnh.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết
Khi nói về các hiện tượng mưa, nắng, gió,… người ta có lúc dùng từ thời tiết, nhưng có lúc dùng từ khí hậu. Vậy khí hậu và thời tiết có giống nhau không?

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!
Nếu nhựa chưa từng xuất hiện trên Trái đất, thì hành tinh của chúng ta sẽ khác đi rất nhiều so với hiện tại.

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng
Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
