Thực tại đáng báo động: Tuyết đã biến đi đâu?

Tuyết biến mất có thể khiến hiện tượng nóng lên toàn cầu thêm trầm trọng, khiến người dân các khu vực sống phụ thuộc vào tuyết tan gặp khó khăn.

Theo một nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) gần đây, lượng tuyết rơi trên toàn cầu đang giảm đi, theo đài CNN. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính của việc tuyết biến mất dần là do nhiệt độ toàn cầu ấm hơn, dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học cho rằng có thể trong thời gian tới, biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều cơn bão mùa đông khắc nghiệt hơn và lượng tuyết rơi có thể sẽ gia tăng trong một số năm. Tuy nhiên, về lâu dài, các nhà khoa học nhận định nếu Trái đất tiếp tục nóng lên, tuyết sẽ giảm.

Thực tại đáng báo động: Tuyết đã biến đi đâu?
 Tuyết tại vùng núi Sierra Nevada, bang California (Mỹ). Nghiên cứu mới tại NOAA cho thấy một lượng lớn tuyết biến mất trong thời gian gần đây. (Ảnh: GETTY IMAGES).

Tác động khó lường từ việc tuyết biến mất

Ông Brian Brettschneider – nhà khoa học khí hậu của NOAA ở bang Alaska (Mỹ) - dẫn dữ liệu từ Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu cho thấy lượng tuyết rơi toàn cầu hàng năm đã giảm 2,7% kể từ năm 1973.

Tuyết biến mất là hiện tượng đáng báo động.

Xu hướng lượng tuyết giảm đặc biệt đáng chú ý ở các khu vực có vĩ độ trung bình của bắc bán cầu. Đây là khu vực giữa phía bắc vùng nhiệt đới và phía nam Bắc Cực, bao gồm lãnh thổ Mỹ.

Mặt trời ở tại khu vực này chiếu trực tiếp vào mặt đất hơn so với các khu vực có vĩ độ cao hơn, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa thu khi trời vẫn còn tuyết. Màu trắng của tuyết có tác dụng giống như tấm che nắng của ô tô, làm chệch hướng ánh sáng mặt trời và đẩy sức nóng của nó trở lại không gian.

Nếu tuyết biến mất, mặt đất phải hấp thụ nhiều ánh nắng mặt trời hơn, làm bầu khí quyển ấm lên.

“Cuối cùng, các định luật vật lý sẽ chứng minh khi Trái đất tiếp tục ấm lên, nhiều tuyết sẽ biến mất hoặc chuyển thành mưa. Mọi thứ có thể thay đổi trong chốc lát” – ông Brettschneider nói.

Tuyết biến mất có thể đe dọa nguồn cung thực phẩm và nước uống của hàng tỉ người.

Ít tuyết rơi hơn cũng có nghĩa là ít băng được hình thành hơn.

GS kỹ thuật môi trường Jessica Lundquist tại ĐH Washington (Mỹ) cho biết băng tuyết rất quan trọng đối với nguồn cung cấp nước vì nó hoạt động giống như một hồ chứa tự nhiên. Nước sẽ được lưu trữ dưới dạng băng tuyết và sau đó được giải phóng khi thời tiết nóng lên.

Thực tại đáng báo động: Tuyết đã biến đi đâu?
 Một cơn bão tuyết ở Morristown, bang New Jersey (Mỹ). (Ảnh: AP).

Ông Lundquist cho biết các vùng giáp biển ở bang California và các khu vực khác ở miền Tây nước Mỹ sẽ là nơi bị ảnh hưởng nặng khi lượng nước dự trữ dưới dạng tuyết giảm.

“Bang California là khu vực điển hình. Trời không mưa vào mùa hè ở California và do đó, lượng tuyết tan là rất cần thiết cho tất cả các hệ sinh thái, nền nông nghiệp, các thành phố hoặc bất kỳ ai muốn có nước trong mùa khô” - ông Lundquist nói.

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy lượng nước dự trữ trong tuyết chiếm hơn 50% nguồn cung cấp nước cho miền tây nước Mỹ. Nghiên cứu cũng dự đoán mức băng tuyết ở khu vực này sẽ tiếp tục giảm hơn 1/3 từ nay đến năm 2100, nếu nhiệt độ tiếp tục ấm lên.

Ông Justin Mankin – nhà khoa học khí hậu tại ĐH Dartmouth (Mỹ) - cho biết lượng tuyết rơi sẽ không giảm theo xu hướng dần đều. Thay vào đó, sẽ có một vài năm tuyết giảm mạnh hơn các năm khác. Điều này có nghĩa là khi đạt đến một ngưỡng nhiệt độ nhất định, tuyết sẽ giảm rất nhanh.

“Điều đó có nghĩa là nhiều nơi sẽ bắt đầu chứng kiến lượng tuyết rơi giảm trong tương lai, khi nhiệt độ bắt đầu ấm lên” – ông Mankin nói.

Khó khăn trong quản lý nguồn nước do tuyết giảm

Ông Mankin cho biết tác động của việc tuyết rơi ít hơn đối với nguồn cung cấp nước toàn cầu là rất phức tạp. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của tuyết và nhiều yếu tố tác động khác.

Ông Mankin cho biết một trong những yếu tố quan trọng nhất là lượng nước trong tuyết. Lượng nước này khác nhau phụ thuộc vào tính chất của tuyết. Tuyết nhẹ, mịn sẽ có hàm lượng nước thấp, tuyết dày sẽ có hàm lượng nước cao.

Một nghiên cứu năm 2015 của ông Mankin cho thấy 2 tỉ người sống dựa vào tuyết tan để lấy nước có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng. Những người này thuộc các khu vực ở Nam Á (gần dãy Himalaya), Địa Trung Hải (Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp) và một số vùng ở Bắc Phi - nơi phụ thuộc vào lượng tuyết tan từ dãy núi Atlas.

Tuy nhiên, ông Mankin cho biết nghiên cứu này không đề cập đến việc quản lý nước và cũng không chỉ ra nguồn nước thay thế cho lượng tuyết bị mất.

“Việc mất tuyết trở thành một thách thức lớn về quản lý. Đây không hẳn là một thách thức không thể vượt qua ở mọi nơi nhưng nó là một thách thức lớn, đặc biệt là ở những nơi phụ thuộc nhiều vào lượng nước do tuyết tan như miền tây nước Mỹ”.

Thực tại đáng báo động: Tuyết đã biến đi đâu?
 Sông băng Khumbu ở Nepal. (Ảnh: REUTERS).

Ông Mankin và ông Lundquist đều cho biết nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tuyết và nguồn cung cấp nước. Điều này giúp các nhà quản lý lập kế hoạch tốt hơn để đối phó với tình trạng tuyết biến mất.

”Không dễ để tìm ra giải pháp đơn giản. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ là một tập hợp các giải pháp và tiền bạc ở nhiều quy mô khác nhau. Tuy nhiên, giải pháp chỉ có thể được hình thành sau khi chúng ta hiểu và xác định được phạm vi của vấn đề” – ông Mankin nói.

Ngoài ra, theo ông Mankin, nếu nhà chức trách ở các quốc gia tiếp tục quản lý nước theo cách hiện có, biến đổi khí hậu sẽ chứng minh họ đã sai lầm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hà Nội ô nhiễm không khí: Mùa đông có phải nguyên nhân?

Hà Nội ô nhiễm không khí: Mùa đông có phải nguyên nhân?

Chuyên gia cho rằng dù mùa đông hay mùa hè thì nguồn ô nhiễm phát ra không khí cũng tương đương.

Đăng ngày: 05/12/2023
Núi lửa Marapi phun tro bụi cao 3.000 mét lên bầu trời trên đảo Sumatra của Indonesia

Núi lửa Marapi phun tro bụi cao 3.000 mét lên bầu trời trên đảo Sumatra của Indonesia

Ngọn núi lửa Marapi ở phía Tây Indonesia đã phun trào vào khoảng 3h chiều Chủ nhật, ngày 3/12/2023. Quan sát cho thấy, tro bụi từ núi lửa Marapi phun tới độ cao 3.000 mét so với đỉnh núi.

Đăng ngày: 04/12/2023
Philippines chịu trận động đất mạnh thứ ba liên tiếp trong 3 ngày

Philippines chịu trận động đất mạnh thứ ba liên tiếp trong 3 ngày

Một trận động đất mới mạnh 6,9 độ richter đã xảy ra ngoài khơi miền nam Philippines vào sáng sớm thứ Hai (4/12), theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết.

Đăng ngày: 04/12/2023
Đảo núi lửa mới của Nhật Bản lại phun trào

Đảo núi lửa mới của Nhật Bản lại phun trào

Một ngọn núi lửa dưới nước gần đây đã hình thành nên một hòn đảo mới ở Thái Bình Dương đã phun trào trở lại, tung những đám tro và khói lên bầu trời.

Đăng ngày: 04/12/2023
Trung Quốc - nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới

Trung Quốc - nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới

Trung Quốc thải khí nhà kính nhiều nhất và giải pháp trung hòa carbon của nước này thường được coi là có tính quyết định với tương lai của hành tinh.

Đăng ngày: 02/12/2023
Ý tưởng

Ý tưởng "hộ chiếu carbon" giữa thời môi trường khủng hoảng

Việc di chuyển bằng máy bay, tàu thủy trong ngành du lịch thải ra lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 02/12/2023
Nơi AQI đang tệ nhất thế giới, hơn Hà Nội 3 bậc: Ô nhiễm triền miên, tuổi thọ dân cư

Nơi AQI đang tệ nhất thế giới, hơn Hà Nội 3 bậc: Ô nhiễm triền miên, tuổi thọ dân cư "rút ngắn 11,9 năm"

Theo Viện Chính sách Năng lượng của Đại học Chicago, cuộc sống của người dân tại nơi này có thể bị rút ngắn 11,9 năm do chất lượng không khí quá ô nhiễm.

Đăng ngày: 01/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News