Moskva hứng chịu "bão tuyết đen" hiếm gặp

Các nhà khí tượng học miêu tả đợt tuyết lớn Moskva đang hứng chịu là "bão tuyết đen" - hiện tượng xảy ra khi bông tuyết bay gần như song song với mặt đất.

Theo RT, "bão tuyết đen" là hiện tượng thường gặp ở vùng Viễn Bắc, khi tuyết bay gần như song song với mặt đất, làm giảm tầm nhìn xuống khoảng 100m.

Đợt tuyết rơi này bắt đầu từ ngày 26/11 và rơi dày đặc vào ban đêm. Trung tâm thời tiết FOBOS cho biết lượng tuyết rơi đã tương đương với 35% trung bình tháng. Dự báo đợt tuyết rơi dày ở Moskva sẽ kéo dài đến ngày 28/11.


Tuyết rơi dày khiến hoạt động giao thông ở Moskva bị gián đoạn. (Ảnh: Moskva 24)

Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Nga Roman Vilfand cảnh báo, đây sẽ là một trong những đợt tuyết rơi mạnh nhất trong tháng 11. Theo kênh truyền hình Channel One (Nga), lần gần đây nhất Moskva trải qua thời tiết cực đoan tương tự như vậy ở cuối mùa thu là vào năm 1977.

Tuyết rơi dày 16cm trong vòng vài tiếng đồng hồ đã gây tắc nghẽn giao thông tại thủ đô của Nga. Sở giao thông Moskva đã kêu gọi người dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và chuyển sang phương tiện công cộng. Có đến 8 chuyến bay bị hủy và 40 chuyến bay bị chậm giờ tại các sân bay ở Moskva do thời tiết.

Chính quyền Moskva đã điều 1.500 công nhân và nhiều thiết bị chuyên dụng dọn tuyết trên đường phố.

Thị trưởng Moskva Sergey Sobyanin cho biết tình trạng thời tiết này sẽ tiếp diễn đến 28/11 và tuyết dày thêm ít nhất 4 cm. Ông cũng cảnh báo về gió mạnh tại Moskva.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hố xanh khổng lồ được phát hiện: Con người chưa đủ khả năng khám phá!

Hố xanh khổng lồ được phát hiện: Con người chưa đủ khả năng khám phá!

Hố xanh Taam Ja' sâu ít nhất 420 m dưới mực nước biển và có thể kết nối với một hệ thống hang động và đường hầm ẩn.

Đăng ngày: 11/05/2025
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 10/05/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News