Hồ "đắt" nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD

Hồ nước này có chứa bảo vật gì mà lại được đánh giá cao như vậy?

Hồ không có nước

Tại sa mạc phía Tây Bắc của Bayan Gobi, thành phố Bayan Nur thuộc Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, người ta phát hiện ra một hồ nước vô cùng đặc biệt. Nó dù được gọi là hồ nước nhưng lòng hồ lại khô cạn, thay vì nước, hồ này lại toàn là các loại đá nhiều màu sắc. Các loại đá quý từng được tìm thấy ở đây gồm có: đá thạch anh, gỗ hóa thạch, đá opal và nhiều nhất là đá mã não...

Trong nhiều cuốn kinh của Phật giáo như "A Di Đà Kinh", "Pháp hoa""Bát Nhã Tâm Kinh" thì mã não chính là một trong số thất bảo của nhà Phật. Chính vì thế, người ta đã đặt tên cho hồ nước của Bayan Gobi là hồ Agate, nghĩa là hồ Mã não.

Hồ đắt nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD
Hồ Agate nằm ở sa mạc phía Tây Bắc của một thành phố thuộc Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Hồ Agate có diện tích 6km2, lòng hồ hầu hết là những viên đá mã não nhiều kích cỡ, viên bé nhất cỡ hạt đậu, lớn nhất thì cỡ bằng nắm tay. Dưới ánh nắng, chúng phát ra ánh sáng lấp lánh và tỏa sáng như một tấm thảm lát đá quý đẹp mắt. Khi hoàng hôn buông xuống, từ đằng xa, người ta có thể nhìn thấy những viên đá mã não trong hồ Agate nhuộm đỏ rực một góc trời do ảnh hưởng của khúc xạ ánh sáng. Cảnh tượng này quả thực vô cùng hấp dẫn!

Sự ra đời của hồ Agate

Theo truyền thuyết do người dân địa phương kể lại, trước đây, hồ Agate vốn là một hồ nước rất lớn. Nước trong hồ vô cùng trong xanh, bầu trời và mặt nước dường như cùng một màu. Những nàng tiên trên trời đã bị thu hút bởi hồ nước xinh đẹp này. Họ đã lén trốn xuống đây để tắm. Vì mải chơi đùa, các nàng tiên quên mất việc phải trở về thiên đình. Mãi cho tới khi nghe thấy tiếng trống trời, họ mới vội vàng bay đi và để lại rất nhiều châu báu ở đây. Sau này những món bảo vật đó đã biến thành đá mã não và nhiều loại đá quý khác.

Hồ đắt nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD
Hồ Agate có nhiều đá quý là kết quả của đợt phun trào núi lửa từ cách đó hơn 100 triệu năm. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, đó chỉ là truyền thuyết dân gian, các nhà khoa học đã phân tích thành phần cấu tạo địa chất ở đây và đưa ra kết luận cuối cùng. Theo đó, những viên đá ở đây là kết quả của đợt phun trào núi lửa từ cách đó hơn 100 triệu năm. Khi đó magma dưới lòng đất phun ra do sự thay đổi của vỏ Trái đất. Sau khi dung nham nguội đi, hơi và các khí khác hình thành bong bóng. Các bọt khí bị bịt kín dung nham nguội lại tạo thành nhiều lỗ hổng.

Sau một thời gian dài, những chiếc lỗ này được ngâm trong dung dịch chứa silica và ngưng tụ. Theo thời gian, chúng cuốn những loại đất đá, tro bụi vào bên trong dần dần các tạp chất này sẽ tạo nên những viên đá, tảng đá có các vân đẹp mắt.

Hồ đắt nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD
Không chỉ có đá mã não, ở hồ Agate còn có cả đá thạch anh, đá opal cùng nhiều loại khác. (Ảnh: Sohu)

Thời tiết và xói mòn mạnh đã khiến những tảng đá quý lộ ra trên mặt đất. Sau đó, những cơn bão dữ dội đã cuốn theo chúng xuống lòng hồ. Do đó, hồ Agate mới xuất hiện nhiều loại đá quý như vậy.

Cuộc săn lùng kho báu ở hồ Agate

Trước đây, những người chăn nuôi quanh hồ Agate thường đến và nhặt một vài viên đá đem về nhà trưng bày. Họ hoàn toàn không biết giá trị của chúng ra sao mà chỉ đồn đại với nhau rằng ở hồ Agate có rất nhiều viên đá nhiều màu đẹp mắt. Vào những năm 1980, một số người ở nơi khác khi biết tin tức này đã nhanh chóng đến đây thu mua những viên đá với giá rẻ mạt. Những người nước ngoài cũng tới đây để khai thác, họ còn thuê người dân địa phương thu thập đá quý.

Hồ đắt nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD
Số đá quý trong hồ Agate được định giá tới 2 tỷ USD. (Ảnh: Sohu).

Từng thùng mã não được đóng gói và chuyển đi các địa phương khác. Người dân địa phương thì cho rằng họ đã trúng mánh lớn vì đột nhiên kiếm được một công việc vừa đơn giản vừa nhiều tiền. Mãi tới khi chính phủ phát hiện ra sự việc thì hồ Agate đã bị khai thác gần hết. Do sự khai thác quá mức cùng với hạn hán nhiều năm, hồ Agate đã trở nên khô cạn.

Theo định giá của chính quyền địa phương và các nhà khoa học, số đá quý trong hồ Agate trị giá tới 2 tỷ USD.

Hồ đắt nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD
Vào những năm 1980 và 1990, nhiều người tìm đến hồ Agate để tìm kiếm đá quý. (Ảnh: Sohu).

Đến những năm 1990, ở Trung Quốc bắt đầu thị hành xu hướng sưu tầm những viên đá có hình dáng đặc biệt. Vì thế, cuộc săn lùng đá quý ở hồ Agate lại bắt đầu tiếp diễn, có người may mắn tìm được những viên đá quý hiếm và đổi đời nhưng cũng có người phải bỏ mạng vì bão cát.

Một lão nông có tên là Trương Tĩnh đã bỏ công bỏ sức lặn lội tìm tới hồ Agate để tìm kiếm những viên đá độc đáo nhất. Sau một thời gian dài tìm kiếm cật lực, Trương Tĩnh đã tìm thấy một viên đá mã não nhỏ có hình dáng tựa như một chú gà con trong vỏ trứng. Viên đá này nặng 92 gram, có màu sắc và chất lượng rất tốt. Sau khi được thẩm định, các chuyên gia đã xác định giá của viên mã não này lên tới 130 triệu NDT (hơn 400 tỷ đồng), đồng thời nó cũng lập kỷ lục về mức giá cao nhất cho đá mã não ở Trung Quốc.

Hồ đắt nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD
Viên đá mã não hình con gà trong vỏ trứng ở hồ Agate và nó được định giá hơn 400 tỷ đồng. (Ảnh: Sohu).

Sau sự việc này, nhiều người đổ xô tới đây với mong muốn đổi đời. Trước sự tàn phá của con người, hồ Agate đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã tuyên bố rằng để tái tạo hồ Agate như trước đây cần mất tới hàng trăm triệu năm nữa. Chính quyền địa phương đã phải chi rất nhiều tiền để dùng dây thép gai quây xung quanh hồ Agatae. Họ cũng cắt cử nhiều cảnh sát địa phương tới canh gác nghiêm ngặt đồng thời ban lệnh cấm người ra vào nơi này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàn thuốc và bao bì thuốc lá gây thiệt hại 26 tỉ USD mỗi năm

Tàn thuốc và bao bì thuốc lá gây thiệt hại 26 tỉ USD mỗi năm

Nghiên cứu mới đây chỉ ra tàn thuốc và bao bì thuốc lá gây thiệt hại lên đến 26 tỉ USD mỗi năm về mặt quản lý chất thải và tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển.

Đăng ngày: 07/12/2023
Thực tại đáng báo động: Tuyết đã biến đi đâu?

Thực tại đáng báo động: Tuyết đã biến đi đâu?

Tuyết biến mất có thể khiến hiện tượng nóng lên toàn cầu thêm trầm trọng, khiến các người dân các khu vực sống phụ thuộc vào tuyết tan gặp khó khăn.

Đăng ngày: 05/12/2023
Hà Nội ô nhiễm không khí: Mùa đông có phải nguyên nhân?

Hà Nội ô nhiễm không khí: Mùa đông có phải nguyên nhân?

Chuyên gia cho rằng dù mùa đông hay mùa hè thì nguồn ô nhiễm phát ra không khí cũng tương đương.

Đăng ngày: 05/12/2023
Núi lửa Marapi phun tro bụi cao 3.000 mét lên bầu trời trên đảo Sumatra của Indonesia

Núi lửa Marapi phun tro bụi cao 3.000 mét lên bầu trời trên đảo Sumatra của Indonesia

Ngọn núi lửa Marapi ở phía Tây Indonesia đã phun trào vào khoảng 3h chiều Chủ nhật, ngày 3/12/2023. Quan sát cho thấy, tro bụi từ núi lửa Marapi phun tới độ cao 3.000 mét so với đỉnh núi.

Đăng ngày: 04/12/2023
Philippines chịu trận động đất mạnh thứ ba liên tiếp trong 3 ngày

Philippines chịu trận động đất mạnh thứ ba liên tiếp trong 3 ngày

Một trận động đất mới mạnh 6,9 độ richter đã xảy ra ngoài khơi miền nam Philippines vào sáng sớm thứ Hai (4/12), theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết.

Đăng ngày: 04/12/2023
Đảo núi lửa mới của Nhật Bản lại phun trào

Đảo núi lửa mới của Nhật Bản lại phun trào

Một ngọn núi lửa dưới nước gần đây đã hình thành nên một hòn đảo mới ở Thái Bình Dương đã phun trào trở lại, tung những đám tro và khói lên bầu trời.

Đăng ngày: 04/12/2023
Trung Quốc - nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới

Trung Quốc - nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới

Trung Quốc thải khí nhà kính nhiều nhất và giải pháp trung hòa carbon của nước này thường được coi là có tính quyết định với tương lai của hành tinh.

Đăng ngày: 02/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News