Con rắn đầu tiên trên thế giới sinh ra từ mẫu vật đông lạnh

Hôm 27/8, ba con rắn thông Louisiana chào đời tại Vườn thú Memphis nhờ tinh trùng đông lạnh, đánh dấu thành công của nghiên cứu kéo dài hơn 5 năm.

Rắn thông Louisiana (Pituophis ruthveni) được Cơ quan Cá và Động vật Hoang dã Mỹ xếp vào nhóm động vật bị đe dọa và có thể sớm trở thành loài nguy cấp. Loài này thường sống dưới lòng đất ở miền trung và tây Louisiana, miền đông Texas, không có nọc độc và hạ gục con mồi bằng cách siết chết. Chúng thường ăn thịt chuột nang Baird, nhưng môi trường sống của loài chuột này đã thu hẹp dần kể từ những năm 1930.

Con rắn đầu tiên trên thế giới sinh ra từ mẫu vật đông lạnh
Rắn thông Louisiana được thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng đông lạnh. (Ảnh: Vườn thú Memphis)

Hiện nay, quần thể rắn thông Louisiana nhỏ và phân tán, khiến chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan và bệnh tật. Khi quần thể giảm, các vốn gene trở nên quá giống nhau, gây hại cho khả năng thích nghi của rắn với điều kiện môi trường thay đổi.

Trước đây, các nỗ lực bảo tồn sử dụng kỹ thuật "Vườn thú Đông lạnh" - vật liệu di truyền được bảo quản bằng cách đông lạnh - tập trung chủ yếu vào động vật có vú, chim, lưỡng cư, trong khi động vật bò sát thường bị bỏ qua. Dù không thể hồi sinh những loài đã tuyệt chủng, thành tựu mới của Vườn thú Memphis đã khẳng định tiềm năng của ngân hàng sinh học và các công nghệ sinh sản hỗ trợ trong công cuộc bảo tồn động vật bò sát.

Nhóm chuyên gia tại Vườn thú Memphis đã thu thập, đông lạnh, rã đông tinh trùng, sau đó sử dụng để thụ tinh cho một con rắn thông Louisiana cái. Con non chào đời đã được xác nhận là hậu duệ của con đực hiến tặng thông qua xét nghiệm di truyền, lập nên một tiền lệ mới trong lĩnh vực bảo tồn bò sát.

"Chúng tôi coi thành công này là một bước tiến lớn để hiện thực hóa các nỗ lực nhằm cải thiện sức khỏe di truyền của rắn thông Louisiana và những loài bò sát bị đe dọa khác trong tương lai", Tonia Schwartz, phó giáo sư Khoa Sinh học thuộc Đại học Auburn, cho biết.

"Vườn thú Memphis đang tạo ra một ví dụ cho cộng đồng thế giới. Chúng tôi đã chứng minh rằng có thể sử dụng vật liệu di truyền đông lạnh để giúp phục hồi một loài đang bị đe dọa, mở đường cho các nỗ lực tương tự với những loài bò sát khác trong tương lai", Mark Sandfoss, người đứng đầu nghiên cứu, chia sẻ.

Vườn thú Memphis dự định tiếp tục công việc bảo tồn bò sát dựa trên thành công với rắn thông Louisiana, đồng thời hợp tác với các tổ chức khác trên thế giới để ứng dụng kỹ thuật này cho những loài bò sát nguy cấp khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ tích hiếm có: Cặp chim hồng hạc đồng giới cùng nhau ấp một chú chim non ra đời

Kỳ tích hiếm có: Cặp chim hồng hạc đồng giới cùng nhau ấp một chú chim non ra đời

Hai chú chim hồng hạc đực tên là Arthur và Curtis vừa ấp thành công một quả trứng cùng nhau.

Đăng ngày: 30/08/2024

"Chiến thần" voi rừng giải cứu hà mã ngoạn mục khỏi nanh vuốt của đàn chó hoang

Tưởng như kế hoạch của đàn chó hoang đã hoàn hảo thì bất ngờ một con voi xuất hiện phá vỡ tất cả.

Đăng ngày: 29/08/2024
Mỹ tìm cách ngăn cá vược xâm chiếm sông Colorado

Mỹ tìm cách ngăn cá vược xâm chiếm sông Colorado

Cá vược miệng nhỏ xâm hại đến từ miền đông và miền trung nước Mỹ đang đe dọa động vật bản xứ trên sông Colorado, bao gồm cá bống lưng gù.

Đăng ngày: 29/08/2024

"Lãnh địa" loài rắn độc ở Trung Quốc chứa 20.000 con: Nếu thả 2 con lửng mật vào thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Lửng mật là thiên địch của rắn độc. Nếu được thả vào " ổ rắn" hàng chục nghìn con, lửng mật sẽ làm gì?

Đăng ngày: 28/08/2024
Những virus kỳ lạ đang tấn công gấu tại California, Hoa Kỳ và khiến chúng trở nên quá thân thiện với con người

Những virus kỳ lạ đang tấn công gấu tại California, Hoa Kỳ và khiến chúng trở nên quá thân thiện với con người

Những con gấu bị ảnh hưởng không phản ứng với tiếng vỗ tay hoặc la hét - và trong một số trường hợp, chúng thậm chí còn trèo vào xe của ai đó.

Đăng ngày: 28/08/2024
Cái kết đau lòng cho chuyện tình đôi chim cánh cụt đồng tính gây sốt

Cái kết đau lòng cho chuyện tình đôi chim cánh cụt đồng tính gây sốt

Một trong hai con chim cánh cụt đồng tính tại thủy cung Úc từng gây sốt đã qua đời.

Đăng ngày: 27/08/2024
Bí mật của loài chim: Vì sao chúng có thể nuốt chửng con mồi to lớn mà không gặp bất kỳ thương tích nào?

Bí mật của loài chim: Vì sao chúng có thể nuốt chửng con mồi to lớn mà không gặp bất kỳ thương tích nào?

Làm thế nào một số loài chim nhỏ bé có thể nuốt trọn con mồi to lớn mà không hề hấn gì?

Đăng ngày: 27/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News