Côn trùng bản địa duy nhất ở Nam Cực có thể tuyệt chủng

Tình huống mô phỏng trong nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ mùa đông tăng lên 2 độ C có thể giảm khả năng sống sót của ruồi nhuế Nam Cực.

Ruồi nhuế Nam Cực, loài côn trùng bản địa duy nhất được biết đến ở châu Nam Cực, đang bị đẩy tới bờ vực tuyệt chủng do khí hậu ấm lên, từ đó có thể khiến lưới thức ăn của lục địa này thay đổi, theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Functional Ecology hôm 12/6.


Ruồi nhuế Nam Cực thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt. (Ảnh: Ben Philip)

Ruồi nhuế Nam Cực là loài côn trùng không biết bay với kích thước nhỏ hơn hạt đậu. Chúng đã tiến hóa để tồn tại trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Theo nhóm nghiên cứu, trong đó có chuyên gia Jack Devlin tại Đại học Kentucky, Mỹ, mùa đông trong vùng ấm lên đang đe dọa đến sự tồn tại của chúng.

Loài vật này hoàn thành vòng đời trong khoảng hai năm, trong đó phần lớn thời gian là ở dạng ấu trùng. Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia đánh giá phản ứng của ấu trùng với mùa đông mô phỏng kéo dài khoảng sáu tháng với 3 tình huống nhiệt là ấm (-1 độ C), bình thường (-3 độ C) và lạnh (- 5 độ C). Với mỗi tình huống, họ đặt ấu trùng vào 3 kiểu môi trường riêng biệt mà chúng thường sinh sống gồm vật chất hữu cơ đang phân hủy, rêu sống và tảo Prasiola crispa.

Theo dõi các giai đoạn mùa đông mô phỏng, nhóm nhà khoa học đo lường khả năng sống sót, sự vận động, tổn thương mô, mức dự trữ năng lượng và phản ứng căng thẳng phân tử của ấu trùng. Kết quả, việc mùa đông ấm lên 2 độ C có thể làm giảm tỷ lệ sống sót của côn trùng, đồng thời giảm mức dự trữ năng lượng. Sự thiếu hụt năng lượng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và sinh sản về sau.

Nếu ấu trùng đốt cháy nhiều năng lượng dự trữ hơn khi mùa đông ấm lên thì cuối cùng, chúng sẽ tuyệt chủng ở một số hòn đảo nhất định, theo nhà côn trùng học Joshua Benoit tại Đại học Cincinnati. Châu Nam Cực có rất ít loài chỉ sinh sống trên cạn nên việc mất đi loài ruồi nhuế bản địa cũng có thể làm thay đổi mạng lưới thức ăn của lục địa này.

"Theo chúng tôi biết, đây là nghiên cứu đầu tiên mô phỏng đủ độ dài của mùa đông và xác định tổn thất sinh lý trong các môi trường mùa đông khác nhau ở động vật chân khớp châu Nam Cực. Kết quả cho thấy mùa đông tiếp tục ấm lên ở Bán đảo Nam Cực có thể tác động xấu đến những loài vật không xương sống vốn thích nghi với cái lạnh và các cộng đồng liên quan sống trên cạn", nhóm nghiên cứu cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 19/05/2025
Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Đăng ngày: 15/05/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News