Côn trùng sẽ là nguồn thực phẩm tương lai?
Mới đây, giáo sư Arnold van Huis, một chuyên gia của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới (FAO) đồng thời cũng là một nhà côn trùng học thuộc Đại học Wageningen, Hà Lan đã đưa ra kiến nghị rằng, con người nên ăn các loại côn trùng thay vì thịt gia súc để giải quyết vấn đề lương thực trong tương lai.
của tương lai. (Ảnh: Internet)
Theo giáo sư Arnold van Huis, hiện tại dân số thế giới đang không ngừng tăng lên, vì vậy châu Âu buộc phải có những hành động cụ thể để giải quyết vấn đề lương thực trong tương lai. Arnold van Huis cũng đưa ra những thống kê để chứng minh rằng, con người đang đứng trước “mối nguy về thịt”.
“Một gia đình phương Tây bình quân mỗi năm tiêu thụ 120 kg thịt, người Trung Quốc tiêu thụ khoảng 80 kg. Tuy nhiên, hai con số này sẽ rất nhanh chóng được cân bằng. Nếu như 5 tỉ người bình quân tiêu thụ 100 kg thịt mỗi năm thì chỉ tính riêng lượng thức ăn để nuôi dưỡng và sản xuất ra lượng thịt này đã lên tới 65 tỉ tấn mỗi năm”, Arnold van Huis nói.
Vì vậy, nếu như ở thời điểm hiện tại con người không đưa ra được những biện pháp thích hợp thì đến năm 2050, khi dân số thế giới đạt đến con số 9 tỉ con người sẽ phải cần một Trái đất khác mới giải quyết được vấn đề lương thực.
Giáo sư Arnold van Huis cũng khẳng định, nếu như con người đổi các loại thịt động vật làm thức ăn hiện tại thành côn trùng thì tình hình sẽ khác hẳn. Bởi vì 1 kg côn trùng chỉ cần khoảng 1,5 – 2 kg thực vật làm thức ăn. Ngoài ra, lượng khí nhà kính thải ra từ việc nuôi các loài côn trùng ít hơn hẳn so với việc nuôi các loài gia súc gia cầm.
Bên cạnh đó, các loài côn trùng giàu protein, vitamin và khoáng chất có thể dùng làm thức ăn có đến hơn 1000 loài khác nhau và xuất hiện trên 80% các quốc gia trên toàn thế giới. Đó còn là chưa kể đến mùi vị của các món ăn chế biến từ côn trùng cũng hấp dẫn không kém.
“Rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có các món ăn làm từ côn trùng, tuy nhiên các quốc gia phương Tây vẫn chưa chấp nhận thói quen ẩm thực này. Đây thực ra chỉ là vấn đề tâm lý. Ăn côn trùng và ăn tôm, thực chất chẳng khác nhau bao nhiêu”, giáo sư Arnold van Huis khẳng định.
Dẫu sao, việc con người phải đối phó và giải quyết nguy cơ cạn kiệt nguồn lương thực trong tương lai là hoàn toàn có thực. Và việc thay đổi nguồn thực phẩm từ thịt động vật bằng côn trùng hoàn toàn không phải là ý tưởng quá tệ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.
