Công bố hình ảnh vật thể không gian “ngàn năm có một”

Đang dõi theo một ngôi sao trong chòm Kỳ Lân, các nhà khoa học đã bị “lóa mắt” bởi ánh sáng bất ngờ tăng lên đến 20 lần do sự xuất hiện của các vật thể độc đáo.

Theo Sci-News, một nhóm khoa học gia quốc tế đang theo dõi ngôi sao mang tên V960 Mon thuộc chòm Kỳ Lân, cách Trái đất 5.000 năm ánh sáng thì gặp phải sự kiện "lóa mắt" nói trên vào năm 2014.

Tin rằng mình đã nắm bắt được thứ gì lạ, họ huy động sức mạnh của các đài thiên văn hàng đầu thế giới tiếp tục theo dõi vật thể trong nhiều năm để cố tìm ra câu trả lời.

Công bố hình ảnh vật thể không gian “ngàn năm có một”
Thứ kỳ quái, hỗn loạn mà 2 đài thiên văn quan sát được chính là các hành tinh đang trong khoảnh khắc chào đời - (Ảnh: ESO/ALMA).

Sử dụng công cụ SPHERE đặt trên Kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam Âu (ESO), họ phát hiện ra quanh V960 Mon đang có sự tập hợp bí ẩn của các nhánh xoắn ốc phức tạp, kéo dài trên khoảng cách lớn hơn cả đường kính Hệ Mặt trời.

"Cầu cứu" thêm ALMA, mảng kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất thế giới đặt tại sa mạc Atacama của Chile, họ nhận thấy các nhánh xoắn ốc này đang trong quá trình phân mảnh dẫn đến sự hình thành các khối lạ.

Chỉ có một đáp án duy nhất trùng khớp với tất cả dữ kiện. Và nó là khoảnh khắc "ngàn năm có một" trong quan sát thiên văn.

"Khám phá này thực sự hấp dẫn vì nó đánh dấu lần phát hiện đầu tiên về các khối xung quanh một ngôi sao trẻ có khả năng hình thành các hành tinh khổng lồ" - Phó giáo sư Alice Zurlo từ Trường Đại học Diego Portales (Chile) nói.

Tác giả chính Philipp Weber, cũng từ Trường Đại học Diego Portales, cho biết đó còn là quan sát đầu tiên về sự bất ổn định hấp dẫn ở quy mô hành tinh.

Điều đó có nghĩa vật thể mà các nhà thiên văn đang thấy chính tiền hành tinh đang ở đúng ngay khoảnh khắc chào đời: Vật chất quanh ngôi sao trẻ đến một lúc nào đó sẽ co lại và sụp đổ; từ đó, một hành tinh dần được bồi tụ.

"Kích thước các khối lờ mờ vẫn đang dần tụ lại này cho thấy các hành tinh tương lai phải lớn cỡ sao Mộc - hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời" - bài công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters nhận định.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hành tinh 1,3 tỉ tuổi vỡ làm nhiều mảnh, sự sống trỗi dậy

Hành tinh 1,3 tỉ tuổi vỡ làm nhiều mảnh, sự sống trỗi dậy

3,2 tỉ năm trước, có một hành tinh dạng khối cầu rắn, bề mặt gần như trơn nhẵn bắt đầu nứt vỡ thành nhiều mảnh, các vật liệu bên ngoài và bên trong bị xáo trộn. Nhờ vậy, chúng ta có cơ hội ra đời.

Đăng ngày: 28/07/2023
NASA phát hiện siêu lỗ đen đang bắn thẳng vào Trái đất

NASA phát hiện siêu lỗ đen đang bắn thẳng vào Trái đất

Đó là một tia năng lượng cao chứa các vật chất mà lỗ đen quái vật này " không nuốt nổi".

Đăng ngày: 27/07/2023
NASA mất liên lạc với trạm vũ trụ ISS

NASA mất liên lạc với trạm vũ trụ ISS

Trung tâm Vũ trụ Johnson thuộc NASA mất điện làm gián đoạn liên lạc giữa nhóm điều khiển với Trạm Vũ trụ Quốc tế trong thời gian ngắn hôm 25/7.

Đăng ngày: 27/07/2023
Chế độ luyện tập của 4 phi hành gia chuẩn bị bay lên Mặt trăng

Chế độ luyện tập của 4 phi hành gia chuẩn bị bay lên Mặt trăng

Các phi hành gia trong sứ mệnh Artemis-2 đang nỗ lực vượt qua khóa đào tạo của NASA, nhằm đáp ứng cho chuyến bay lên Mặt Trăng vào tháng

Đăng ngày: 27/07/2023
Toyota và Mitsubishi bắt tay sản xuất phương tiện chạy trên... cung trăng

Toyota và Mitsubishi bắt tay sản xuất phương tiện chạy trên... cung trăng

Toyota Motor và Mitsubishi Heavy Industries (MHI) đã công bố kế hoạch chi tiết về việc chế tạo các phương tiện mặt trăng chạy bằng năng lượng mặt trời.

Đăng ngày: 26/07/2023
Vệ tinh nặng 1,3 tấn rơi xuống Trái đất trong tuần này

Vệ tinh nặng 1,3 tấn rơi xuống Trái đất trong tuần này

Một vệ tinh đã cũ và không còn hoạt động sẽ rơi xuống Trái đất dự kiến vào ngày 28/7.

Đăng ngày: 26/07/2023
Cuộc săn lùng sự sống ở nơi được mệnh danh

Cuộc săn lùng sự sống ở nơi được mệnh danh "sao Hỏa trên Trái đất"

Việc tìm thấy những vi khuẩn ẩn sâu dưới lòng đất ở sa mạc Atacama có thể mở ra hy vọng cho việc tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa.

Đăng ngày: 26/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News