Công bố khối lượng chính xác nhất của cả dải Ngân hà
Dải Ngân hà vừa được "cân" tới mức chính xác nhất từ trước tới nay và kết quả thu được có thể giúp xác định thiên hà của chúng ta thực sự rộng lớn tới cỡ nào.
Khối lượng chính xác nhất của cả dải Ngân hà
Trước đây, khối lượng của dải Ngân hà từng được phỏng đoán thông qua quan sát tốc độ của các ngôi sao, nhưng tỉ lệ sai số rất lớn. Kết quả của nghiên cứu mới nhất được tuyên bố chính xác hơn nhiều nhờ sử dụng một phương pháp đo lường mới.
Theo nghiên cứu mới, khối lượng của dải Ngân hà bằng 210 tỉ lần khối lượng của Mặt trời. Để đi đến kết quả này, các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra một cách mới để ước tính trọng lượng thiên hà của chúng ta.
Thay vì sử dụng tốc độ của các ngôi sao ở quầng ngân hà, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Andreas Küpper thuộc Đại học Columbia (Mỹ) đứng đầu, đã quan sát một cấu trúc giống luồng chảy của các ngôi sao bắt nguồn từ một hệ thống hằng tinh (nhỏ hơn thiên hà, có dạng hình cầu và gồm hàng ngàn ngôi sao), có tên gọi là Palomar 5.
Khi nghiên cứu luồng chảy trên, các chuyên gia tuyên bố có thể quan sát được "các dao động" do khối lượng của dải Ngân hà tạo ra. Dùng siêu máy tính Yeti của Đại học Columbia, họ đã tạo hàng triệu mô hình để tìm ra mức khối lượng nào tương ứng với những dao động quan sát được.
Nhóm nghiên cứu rốt cuộc đi đến kết luận rằng, khối lượng của dải Ngân hà, với tính toán chiều rộng chỉ 120.000 năm ánh sáng, gấp 210 tỉ lần khối lượng của Mặt trời. Sai số của tính toán này dường như là 20%.
Trong khi đó, các tính toán trước đây về khối lượng của dải Ngân hà ước tính nó bằng 750 - 1.000 tỉ lần khối lượng của Mặt trời, nhưng sai số lên tới 100%.
Tuy nhiên, tiến sĩ Küpper lưu ý rằng, mặc dù kết quả tính toán của ông nhỏ hơn 3 lần so với những con số công bố trước đó, chúng không thể so sánh trực tiếp với nhau do các nhóm nghiên cứu đo đạc các khu vực khác nhau của thiên hà. "Nó giống như việc định lượng dân số của khu Manhattan với độ chính xác cao, trong khi những nghiên cứu khác định lượng dân số của khu vực lớn hơn thuộc thành phố New York", ông Küpper giải thích.
Cụ thể là, các nghiên cứu đã tính toán khối lượng của một phần lớn hơn nhiều thuộc dải Ngân hà, với chiều rộng lên tới 1,8 triệu năm ánh sáng. Tiến sĩ Küpper nói thêm rằng, rất khó để thấy nơi dải Ngân hà kết thúc và thiên hà láng giềng - Andromeda - bắt đầu. Song, hầu hết các ngôi sao trong dải Ngân hà đều nằm trong phạm vi 40.000 năm ánh sáng.
Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng sử dụng thêm nhiều luồng chảy sao của Palomar 5 và các hằng tinh khác để cải thiện con số tính toán. Họ cũng muốn nghiên cứu sâu hơn về cách so sánh dải Ngân hà của chúng ta với các thiên hà khác trong vũ trụ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
