Công bố loài mới đặc hữu cực kỳ nguy cấp tại núi đá vôi Quảng Trị
Các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia vừa công bố một loài mới đặc hữu, cũng là một chi thực vật mới, ở núi đá vôi tỉnh Quảng Trị.
Loài mới Chlorohiptage vietnamensis T.V.Do, T.A.Le & R.F.Almeida - (Ảnh: LÊ TUẤN ANH).
Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát đa dạng sinh học tại dãy núi đá vôi Razorback (lèn Con Rồng) và Rockpile (núi Một) thuộc hai huyện Đakrông và Cam Lộ (Quảng Trị), các nhà khoa học kết hợp nghiên cứu và công bố một chi thực vật mới Chlorohiptage T.V.Do, T.A.Le & R.F.Almeida, với loài mới đại diện cho chi này là: Chlorohiptage vietnamensis T.V.Do, T.A.Le & R.F.Almeida thuộc họ Sơ ri (Malpighiaceae) và một loài mới khác trong cùng khu vực là Glycosmis quangtriensis T.A.Le & Tagane thuộc họ Cam quýt (Rutaceae).
Loài Chlorohiptage vietnamensis được phân tích cấu trúc hoa, kiểm tra về phân tử. Từ các kết quả so sánh đã đi đến kết quả đây là một loài mới thuộc chi thực vật hoàn toàn mới cho thế giới, với tên gọi xuất phát từ màu hoa xanh và tương đồng hình thái cao với chi Hiptage.
Chi Chlorohiptage khác biệt với các mẫu vật khác từ Hiptage bởi một số đặc điểm như: cánh hoa có màu xanh nhạt đến xanh vàng (so với màu trắng đến vàng), nhị hoa 9 dài + 1 ngắn (so với 9 ngắn + 1 dài)…
Các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu khoa học miền Trung, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Đại học Nông Lâm Bắc Giang, Đại học Cần Thơ, Vườn thực vật Hoàng gia Kew (Anh), Đại học Bang Goiás (Brazil) và Bảo tàng Đại học Kagoshima, Đại học Kagoshima (Nhật).
Loài mới Glycosmis quangtriensis T.A.Le & Tagane - (Ảnh: LÊ TUẤN ANH).
Loài Glycosmis quangtriensis T.A.Le & Tagane được thu thập lần đầu tiên vào năm 2022. Sau hơn một năm thu thập đầy đủ hoa và quả, kiểm tra các mẫu vật được lưu giữ tại các bảo tàng, nhóm nghiên cứu đi đến kết luận là loài mới cho khoa học.
Loài được đặt tên theo tỉnh Quảng Trị, địa phương duy nhất đến hiện nay ghi nhận phân bố loài này. Loài cây bụi cao khoảng 1,5m, hơi sà, lá đơn, không cuống, phiến lá có hình elip thuôn dài, mép lá lượn sóng, gốc lá hình tim.
Cụm hoa xuất hiện đầu ngọn cành, với cuống và đài nhiều lông màu hung, cuống rất ngắn và sát. Hoa lưỡng tính, màu trắng, với sự xuất hiện các tuyến tinh dầu trên cánh tràng hoa. Quả dạng hình cầu, màu xanh lúc non, chín màu hồng nhạt, với lớp lông tơ mịn bao phủ.
Cả hai loài mới trên được đánh giá cực kỳ nguy cấp (CR) theo Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN 2012, 2022). Do vậy, các nhà nghiên cứu đã và đang hợp tác nghiên cứu nhân giống bảo tồn và nghiên cứu cấu trúc hoạt chất và hoạt tính sinh học của hai loài này.
Việc phát hiện chi thực vật mới và loài mới trong cùng khu vực núi đá vôi Rockpile và Razorback (lèn Con Rồng) là minh chứng rõ ràng cho sự đa dạng sinh học nơi đây.

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!
Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn
Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là "tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
