Công cuộc dò tìm hạt ma dưới biển Địa Trung Hải

Các nhà nghiên cứu bắt đầu sử dụng Kính viễn vọng neutrino kilomet khối bao gồm nhiều máy dò gắn trên sợi dài để tìm kiếm hạt ma neutrino.

Kính viễn vọng neutrino kilomet khối (KM3NeT) đang được xây dựng tìm kiếm hạt neutrino năng lượng cao nhằm nghiên cứu chúng và xác định nguồn vật lý thiên văn khiến chúng truyền khắp vũ trụ. Để làm vậy, KM3NeT sử dụng đại dương như một dạng máy dò và tận dụng hiệu ứng xảy ra khi hạt hạ nguyên tử di chuyển qua môi trường nhanh hơn vận tốc ánh sáng, IFL Science hôm 8/8 đưa tin.

Công cuộc dò tìm hạt ma dưới biển Địa Trung Hải
Mô phỏng máy dò hạt ma gắn trên các sợi dài. (Ảnh: Wikipedia).

Vận tốc ánh sáng trong chân không là giới hạn tốc độ tuyệt đối của vũ trụ. Không có vật thể nào di chuyển nhanh hơn 300.000km/giây, theo nghiên cứu của Einstein do cần năng lượng vô tận để làm vậy. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ánh sáng không thể bị đánh bại về mặt tốc độ trong điều kiện phù hợp. Khi điều đó xảy ra, hiệu ứng kỳ lạ gọi là Cherenkov có thể xuất hiện. Ví dụ, trong nước, ánh sáng di chuyển chậm hơn ở 200.000 km/giây. Bất kỳ hạt nào muốn vượt qua tốc độ đó sẽ cần năng lượng 175 kiloelectron volt.

Năm 1934, nhà vật lý người Liên Xô Pavel Cherenkov chứng kiến những gì xảy ra sau khi bắn phá nước bằng bức xạ. Một ánh sáng màu xanh dương ngày nay gọi là ánh sáng Cherenkov hoặc bức xạ Cherenkov phát ra từ nước. Ông và hai đồng nghiệp là Il´ja Mikhailovich Frank và Igor Yevgenyevich Tamm xác định nguyên nhân tạo ra ánh sáng kỳ lạ. Hạt hạ nguyên tử tích điện di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng trong nước tạo ra hiệu ứng tương tự tiếng nổ siêu thanh (xảy ra khi máy bay di chuyển nhanh hơn vận tốc âm thanh). Nhờ nghiên cứu này, họ được trao giải Nobel Vật lý năm 1958.

KM3NeT hướng tới phát hiện ánh sáng Cherenkov ở đại dương, tạo bởi tương tác của hạt neutrino trong nước biển. Đài quan sát Astroparticle Research with Cosmics in the Abyss (ARCA) tạo thành bộ phận lớn nhất của KM3NeT. Các máy dò được gắn vào những sợi dài, máy dò ở cuối sợi nằm ở độ sâu 3.500 m bên dưới mặt biển Địa Trung Hải. Càng nhiều máy dò càng giúp lọc tín hiệu nhiễu trong đại dương như phân rã của kali-40.

ARCA dường như đã phát hiện một sự kiện thú vị theo mô tả của Francis Halzen, nhà vật lý ở Đại học Wisconsin - Madison. Sự kiện rất sáng mà ARCA quan sát cho tới nay mới chỉ được tiết lộ bởi nhà vật lý neutrino João Coelho tại hội thảo Neutrino 2024 ở Milan, Italy. Theo ông, sự kiện này "thực sự nổi vật, vượt xa bất cứ thứ gì khác". Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn giữ kín hướng và thời gian phát hiện, để phòng trừ các nhóm khác có thể sử dụng thông tin để tìm ra nguồn từ vũ trụ.

Neutrino được biết đến như "hạt ma" do chúng có khả năng đi qua các vật thể rắn một cách dễ dàng. Hạt neutrino tương tác rất yếu với vật chất. Một hạt neutrino có thể di chuyển quãng đường một năm ánh sáng (10 nghìn tỷ km) trong kim loại chì mà không va chạm với bất kỳ nguyên tử nào.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đôi cá mập cái sinh con sau nhiều năm vắng con đực

Đôi cá mập cái sinh con sau nhiều năm vắng con đực

Hai con cá mập smooth hound cái nguy cấp tại thủy cung Cala Gonone sinh con liên tục dù sống thiếu con đực suốt 14 năm qua.

Đăng ngày: 08/08/2024
Hiểu về đáy Nam Cực giống như loài người khám phá phần tối Mặt trăng

Hiểu về đáy Nam Cực giống như loài người khám phá phần tối Mặt trăng

Nam Cực đang tan chảy nhưng khu vực này vẫn bị bao phủ bởi một lớp băng dày. Khám phá phần ẩn giấu (mặt dưới của lớp băng) sẽ tiết lộ manh mối về mực nước biển dâng trong tương lai.

Đăng ngày: 08/08/2024
Người dân bắt được cá mái chèo khổng lồ dài 4,5 mét trên biển

Người dân bắt được cá mái chèo khổng lồ dài 4,5 mét trên biển

Con cá mái chèo khổng lồ dài 4,5 mét được người dân phát hiện trôi dạt vào bờ biển.

Đăng ngày: 08/08/2024
Tàu săn Nhật Bản giết con cá voi vây nguy cấp đầu tiên

Tàu săn Nhật Bản giết con cá voi vây nguy cấp đầu tiên

Nhật Bản xác nhận tàu săn của họ đã giết con cá voi vây đầu tiên sau hơn một thập kỷ, bất chấp đây là loài vật lớn thứ hai trên Trái đất và có nguy cơ tuyệt chủng.

Đăng ngày: 07/08/2024
Cá voi lưng gù có thể nhận

Cá voi lưng gù có thể nhận "án tử" vì mất đuôi

Cá voi lưng gù ở Biển Salish bị mất đuôi, có thể do vướng vào dụng cụ đánh cá.

Đăng ngày: 06/08/2024
Lý do Nam Đại Dương được ví như phòng động cơ toàn cầu

Lý do Nam Đại Dương được ví như phòng động cơ toàn cầu

Sự vận động của gió, băng, nước biển và hải lưu ở Nam Đại Dương có sức ảnh hưởng lớn tới khí hậu toàn cầu, song để hiểu rõ sự thay đổi rất khó do việc đo dữ liệu khó khăn, chi phí đắt.

Đăng ngày: 06/08/2024
Loài tu hài khổng lồ sống thọ hơn 165 tuổi

Loài tu hài khổng lồ sống thọ hơn 165 tuổi

Tu hài Thái Bình Dương có thể nặng tới 4 kg, vỏ thường dài 15 - 20 cm và vòi vươn dài tới 1 m.

Đăng ngày: 05/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News