"Hạt ma quỷ" từng xuyên Trái đất tiếp tục ra oai

Hạt ma quỷ neutrino - luồng vật chất bí ẩn không ngừng tuôn xuống Trái đất mà các nhà khoa học phát hiện vài năm trước - tiếp tục chứng minh tính chất ma quỷ của nó trong nghiên cứu mới.

Sau rất nhiều công sức của giới khoa học xác định được nguồn khả dĩ của "hạt ma quỷ" là AT2019dsg - một cuộc chạm trán bạo lực giữa một lỗ đen và một ngôi sao, một nghiên cứu mới từ Đại học Northwestern (Mỹ) lại cho thấy AT2019dsg không đủ sức mạnh để tạo ra "hạt ma quỷ" mà phải là một thứ gì khủng khiếp hơn ẩn nấp sau nó.

Hạt ma quỷ từng xuyên Trái đất tiếp tục ra oai
Sự kiện AT2019dsg, tức một lỗ đen quái vật nuốt ngôi sao khổng lồ, được cho là có khả năng tạo ra hạt ma quỷ - (Ảnh: DESY/Science Communication Lab)

Theo nhà thiên văn học Kate Alexander, trưởng nhóm nghiên cứu, họ đã phân tích lại sóng vô tuyến phát ra từ AT2019dsg và nhận thấy tuy nó có thể tạo ra "hạt ma quỷ" vào một thời điểm nào đó, nhưng không đủ năng lượng để tiếp tục phóng luồng vật chất bí ẩn này xuống Trái đất nhiều tháng sau đó như những gì các nhà khoa học tiếp tục phát hiện.

Theo Science Alert, AT2019dsg được phát hiện lần đầu vào tháng 4-2019, từ một thiên hà cách chúng ta tận 750 triệu năm ánh sáng. Các quan sát bằng tia X và vô tuyến đã xác nhận sự hiện diện của một lỗ đen "quái vật" khối lượng 30 triệu Mặt Trời và một ngôi sao khổng lồ đang bị nó bắt lấy và xé toạc. 6 tháng sau, "hạt ma quỷ" IC19001A được phát hiện nhờ máy dò hạt neutrino IceCube ở Nam Cực, đạt mức năng lượng lên tới hơn 200 teraelectronvolt. Nó nhanh chóng được liên kết với sự kiện lỗ đen "ăn" sao khổng lồ.

Nhưng theo tính toán mới, để IC19001A đến được Trái đất với độ mạnh đó, mức năng lượng từ sự kiện phải gấp 1.000 lần so với AT2019dsg. Chưa kể sau đó IceCube tiếp tục phát hiện thêm "hạt ma quỷ".

Do đó, dù đến từ phía AT2019dsg, rõ ràng các hạt ma quỷ phải có nguồn gốc khủng khiếp hơn, từ một sự kiện hoặc một chuỗi sự kiện bí ẩn nào đó ẩn nấp đằng sau chiếc bóng của AT2019dsg.

Neutrino được gọi là "hạt ma quỷ" vì có khối lượng gần như bằng không, di chuyển với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng và không thực sự tương tác với vật chất bình thường. Một nghiên cứu cho thấy chúng đã đi xuyên qua hành tinh của chúng ta như xuyên qua một chiếc bóng, nên nhiều nhà khoa học có ý định tận dụng neutrino cho các nghiên cứu liên quan đến "nội thất" của Trái đất - đơn giản vì nó xuyên được mọi thứ.

Nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất đang lọt giữa một

Trái đất đang lọt giữa một "đường hầm từ tính" khổng lồ

Nếu bạn sở hữu đôi mắt của một kính thiên văn vô tuyến, bạn có thể thấy mình đang lọt thỏm giữa một đường hầm khổng lồ dài đến 1.000 năm ánh sáng, bao vây cả Trái đất và Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 19/10/2021
Tàu vũ trụ chở nữ phi hành gia đầu tiên lên trạm Thiên Cung

Tàu vũ trụ chở nữ phi hành gia đầu tiên lên trạm Thiên Cung

Tàu Thần Châu 13 rời khỏi Trái Đất vào 11h23 ngày 15/10 theo giờ Hà Nội, chở phi hành đoàn 3 người lên trạm vũ trụ mới trong nhiệm vụ kéo dài 6 tháng.

Đăng ngày: 18/10/2021
Phát hiện bầu trời đầy hơi nước ở thế giới ngoài Trái đất: Liệu ở đó có sự sống?

Phát hiện bầu trời đầy hơi nước ở thế giới ngoài Trái đất: Liệu ở đó có sự sống?

Thêm một tín hiệu đáng mừng về mặt trăng sự sống Europa vừa được các nhà khoa học xác định.

Đăng ngày: 18/10/2021
Điểm danh 42 tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta

Điểm danh 42 tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta

Tiểu hành tinh lớn nhất có đường kính lên đến gần 1000km.

Đăng ngày: 18/10/2021
NASA phóng tàu nghiên cứu số lượng tiểu hành tinh kỷ lục

NASA phóng tàu nghiên cứu số lượng tiểu hành tinh kỷ lục

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ hôm 16/10 triển khai tàu thăm dò 8 tiểu hành tinh Trojan của sao Mộc trong một sứ mệnh kéo dài 12 năm.

Đăng ngày: 18/10/2021
Phát hiện ngôi sao, nơi một ngày chỉ dài 25 giây

Phát hiện ngôi sao, nơi một ngày chỉ dài 25 giây

Sao lùn trắng LAMOST J0240+1952 nằm cách Trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng là sao lùn trắng quay nhanh nhất từng ghi nhận.

Đăng ngày: 18/10/2021
Trạm vũ trụ Quốc tế ISS tí thì

Trạm vũ trụ Quốc tế ISS tí thì "rụng" vì phi hành gia Nga vô tình gây ra vụ nổ khi kiểm tra động cơ

Rất may mắn, sau 30 phút thì các phi hành gia đã đưa trạm ISS về đúng quỹ đạo và ngăn chặn thành công một thảm họa.

Đăng ngày: 18/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News