Công nghệ đột phá giúp làm sạch nguồn nước trên toàn cầu

Các nhà nghiên cứu Australia đã phát triển được loại màng rây siêu mỏng mới có thể hoàn toàn tách các ion độc hại khỏi nước như chì, thủy ngân, qua đó mở ra triển vọng làm sạch nguồn nước trên toàn cầu thông qua biện pháp lọc và các quy trình khử muối.

Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Science Advances.

Nhóm nghiên cứu do Đại học Monash và Tổ chức Khoa học và công nghệ hạt nhân Australia đứng đầu đã phát triển màng rây phân tử sử dụng các tấm nano cấu trúc hai chiều.

Công nghệ đột phá giúp làm sạch nguồn nước trên toàn cầu

Các tấm nano này có thể giúp loại bỏ các chất độc hại gây ung thư trong không khí thông qua việc tạo ra các màng rây, thúc đẩy quá trình tách khí và loại bỏ các chất dung môi hữu cơ như sơn.

Trưởng nhóm nghiên cứu Xiwang Zhang cho biết trong công trình nghiên cứu đầu tiên trên thế giới này, các nhà khoa học đã có thể tạo ra tấm màng thấm nước, mà vẫn lọc được gần như 100% các ion. Nghiên cứu mở ra tiềm năng trong việc ứng dụng các tấm màng kiểu này vào các quy trình lọc khác trong tương lai, chẳng hạn như tách khí.

Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trung bình trên toàn cầu cứ ba người thì có một người không được tiếp cận nước sạch.

Theo Đại học Monash, sáng kiến về màng lọc mới có thể giúp thúc đẩy quá trình khử muối và chuyển đổi nước bẩn thành nước sạch cho hàng triệu người trên khắp thế giới.

Nghiên cứu cho thấy màng lọc đã hoạt động ổn định trong hơn 750 giờ đồng hồ với nguồn năng lượng giới hạn. Chúng cũng có thể được sản xuất trên quy mô toàn cầu sau khi được thử nghiệm kỹ hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc trước robot mini có thể thực hiện nhiệm vụ phức tạp

Kinh ngạc trước robot mini có thể thực hiện nhiệm vụ phức tạp

Loại robot mini đặc biệt, do nhà khoa học Trung Quốc và Đức chế tạo, lấy cảm hứng từ loài tắc kè và sâu bướm, có thể được điều khiển từ xa bằng tia tử ngoại và hồng ngoại.

Đăng ngày: 24/06/2020
Có gì trong ngôi nhà 6m vuông hình quả trứng mà giá tận 56.000 USD?

Có gì trong ngôi nhà 6m vuông hình quả trứng mà giá tận 56.000 USD?

Sản phẩm có thiết kế tối giản và vận hành bằng năng lượng mặt trời, vừa có thể là văn phòng, phòng khách hoặc không gian mở rộng cho ngôi nhà của bạn.

Đăng ngày: 23/06/2020
Bất ngờ chưa, hơi nước có thể trở thành nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai

Bất ngờ chưa, hơi nước có thể trở thành nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai

Theo các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Tel Aviv, nguồn điện tạo ra từ sự tương tác giữa các phân tử nước và kim loại có thể sử dụng như một nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và luôn sẵn có.

Đăng ngày: 23/06/2020
Nhật Bản lần đầu tiên có siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản lần đầu tiên có siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Không chỉ thống trị về tốc độ xử lý, siêu máy tính Fugaku còn chiếm lĩnh các vị trí hàng đầu trong 3 hạng mục ứng dụng trong công nghiệp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn.

Đăng ngày: 23/06/2020
Graphene và các loại vật liệu 2D có thể biến “định luật Moore” thành quá khứ

Graphene và các loại vật liệu 2D có thể biến “định luật Moore” thành quá khứ

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Manchester (Anh), Hà Lan, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, và Mỹ mới đây đã công bố một nghiên cứu mới trên một lĩnh vực phát triển thiết bị máy tính thường được gọi là “spintronics”.

Đăng ngày: 21/06/2020
MIT: Đường được làm bằng vật liệu cứng hơn sẽ tiết kiệm xăng, hạn chế phát thải CO2

MIT: Đường được làm bằng vật liệu cứng hơn sẽ tiết kiệm xăng, hạn chế phát thải CO2

Một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu Massachusetts đã chỉ ra, nếu bề mặt đường giao thông được làm bằng vật liệu bền chắc và cứng hơn, nó có thể tiết kiệm đáng kể xăng và giảm phát thải CO2.

Đăng ngày: 20/06/2020
Israel nghiên cứu sản xuất điện từ thực vật

Israel nghiên cứu sản xuất điện từ thực vật

Các nhà khoa học Israel đã tìm ra cách tạo ra hydro từ tảo siêu nhỏ, cho thấy tiềm năng sản xuất điện từ thực vật trong tương lai.

Đăng ngày: 17/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News