Công nghệ giúp giảm 80% chất thải hạt nhân ở nhà máy

Một nhà khoa học tại công ty phân hạch tư nhân Transmutex phát triển phương pháp mới có thể giảm tới 80% độ phóng xạ của chất thải hạt nhân.


Mô hình lò phản ứng của Transmutex. (Ảnh: Transmutex).

Có trụ sở ở Thụy Sĩ, công nghệ của Transmutex được đánh giá trong vài tháng qua bởi Nagra, cơ quan quản lý chất thải hạt nhân của nước này, Interesting Engineering hôm 27/5 đưa tin. Đúng như tên gọi, Transmutex dựa vào biến đổi một nguyên tố thành đồng vị của nó hoặc nguyên tố khác. Các nhà giả kim thuật từng tìm cách áp dụng nguyên tắc này vào biến đổi kim loại thành vàng trong quá khứ. Sử dụng một máy gia tốc hạt, nhóm nghiên cứu đề xuất dùng một nguyên tố phóng xạ nhẹ như thorium và biến đổi nó thành đồng vị của uranium.

Máy gia tốc hạt nối liền với nhà máy phân hạch hạt nhân, tại đó uranium mới tạo ra có thể được xử lý ngay lập tức. Tuy nhiên, khác với uranium sử dụng ở những nhà máy điện hạt nhân hiện nay, loại uranium này không sản sinh plutonium hay chất thải độ phóng xạ cao khác. Công nghệ đột phá trên là ý tưởng của Carlo Rubbia, cựu tổng giám đốc phòng thí nghiệm vật lý ở Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN).

Xây dựng máy gia tốc hạt gần mỗi nhà máy điện hạt nhân có thể khá tốn kém. Chẳng hạn, CERN dành gần 5 tỷ USD để xây Máy gia tốc hạt lớn. Những thách thức khác là sự phản đối với công nghệ hạt nhân. Nếu có thể thuyết phục chính phủ, công nghệ của Transmutex có thể cứu nguy cho nhà máy điện hạt nhân. Transmutex đã kêu gọi vốn đầu tư tư nhân cho công nghệ mới, nhưng đánh giá của Nagra cũng giúp thúc đẩy dự án. Theo Nagra, công nghệ của Transmutex có thể giảm 80% lượng chất thải hạt nhân và giảm thời gian duy trì độ phóng xạ xuống dưới 500 năm. Quan trọng hơn là công nghệ có thể áp dụng với 99% lượng chất thải hạt nhân hiện nay. Xét về độ an toàn vận hành, một cơ sở hạt nhân ứng dụng công nghệ của Transmutex có thể ngừng hoạt động trong 2 mili giây.

Trong khi độ an toàn vận hành của lò phản ứng phân hạch thường là tâm điểm chú ý, độ an toàn của nhiên liệu đã qua sử dụng đòi hỏi nhiều sự quan tâm hơn. Nhiên liệu phản ứng phân hạch vẫn có độ phóng xạ trong hàng trăm nghìn năm, rất lâu sau khi dùng hết năng lượng khai thác từ nó. Tại hội nghị COP28 năm ngoái, 20 quốc gia quyết định tăng gấp 3 sản lượng điện hạt nhân trong 25 năm tới nhưng chưa rút ra kế hoạch lưu trữ dài hạn nhiên liệu đã sử dụng. Tuy nhiên, trong tình hình các nước tăng cường sản xuất điện hạt nhân, nhu cầu về những cơ sở như vậy sẽ tăng lên trừ khi áp dụng đột phá công nghệ như của Transmutex.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Đăng ngày: 03/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Chiếc máy tính mạnh nhất thế giới

Chiếc máy tính mạnh nhất thế giới

Những hệ thống máy tính lượng tử với hàng trăm nghìn đến hàng triệu qubit đang được IBM, Google phát triển, dự kiến hoàn thành trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 24/03/2025
Trung Quốc thử nghiệm tàu siêu tốc có thể nhanh ngang máy bay

Trung Quốc thử nghiệm tàu siêu tốc có thể nhanh ngang máy bay

Trung Quốc lần đầu thử nghiệm thành công tàu siêu tốc chở khách có thể bay trong đường ống chân không với tốc độ 1.000km/h.

Đăng ngày: 24/03/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News