Công nghệ laser có thể là bước đầu tiên trong việc địa khai hóa sao Hỏa

Theo một video mới của Kurzgesagt, điều đầu tiên cần làm để có thể địa khai hóa sao Hỏa chính là sử dụng tia laser để làm tan chảy bề mặt hành tinh.

NASA có kế hoạch đưa người lên sao Hỏa trong khoảng thời gian dài, nhưng để có thể định cư dài hạn, con người trước tiên phải thực hiện quá trình địa khai hóa. Theo một video mới của Kurzgesagt, điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được với một tia laser khổng lồ.

Tia laser mạnh nhất trên thế giới hiện nay là Hệ thống Laser Công suất Cao (HPLS) ở Romania, có khả năng bắn ra chùm tia 10 petawatt trong chưa đầy một phần nghìn tỷ giây. Tuy nhiên, việc địa khai hóa sao Hỏa sẽ cần một tia laser mạnh gấp đôi chạy liên tục trong 50 năm. Nhưng đó không phải là tất cả. Tia laser chỉ là bước đầu tiên trong quá trình "tái tạo" sao Hỏa.

Công nghệ laser có thể là bước đầu tiên trong việc địa khai hóa sao Hỏa
Tia laser chỉ là bước đầu tiên trong quá trình "tái tạo" sao Hỏa.

Quá trình này sẽ được giải thích trong video dưới đây của Kurzgesagt. Sao Hỏa không có nước bề mặt để hỗ trợ sự sống, bầu khí quyển mỏng ít oxy, bề mặt không có các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cây trồng. May mắn thay, nhiều vấn đề trong số này có thể được khắc phục bằng cách làm tan chảy bề mặt hành tinh để giải phóng các hóa chất cần thiết bị mắc kẹt trong đá. Do vậy, sử dụng tia laser để làm tan chảy toàn bộ bề mặt của sao Hỏa và giải phóng tất cả lượng oxy cần thiết là bước đầu tiên của quá trình này.

Điều này sẽ gây ra hiện tuợng thời tiết bất thường trong một khoảng thời gian, ví dụ như băng bốc hơi, tuyết sắt và dung nham. Mặc dù bầu khí quyển sẽ còn khá mỏng và dễ cháy, đó vẫn là một khởi đầu tốt.

Việc phải làm tiếp theo là nhập khẩu ba triệu tỷ tấn nitơ, nghiền bề mặt đá núi lửa mới nguội thành bột, tạo ra một mạng lưới thức ăn cân bằng và tự duy trì từ vi khuẩn, tảo, thực vật và động vật, sau đó bằng cách nào đó làm chệch hướng bức xạ mặt trời và vũ trụ bởi vì sao Hỏa không có từ trường bảo vệ như Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện trầm tích bí ẩn trong miệng núi lửa trên Hỏa tinh

Phát hiện trầm tích bí ẩn trong miệng núi lửa trên Hỏa tinh

Dù vẫn gây nhiều tò mò, các nhà nghiên cứu đã tìm ra lời giải thích hợp lý cho những hình ảnh này.

Đăng ngày: 20/12/2022
Âm thanh quỷ bụi sao Hỏa

Âm thanh quỷ bụi sao Hỏa "nuốt chửng" robot NASA

Bản ghi âm đầu tiên về bão bụi trên bề mặt sao Hỏa hé lộ cơn lốc bụi “nuốt chửng” robot Perseverance hồi tháng 9/2021 cao 119 m.

Đăng ngày: 14/12/2022
Sao Hỏa thủng 4 lỗ, vô tình mở lối vượt thời gian vào Trái đất cổ đại

Sao Hỏa thủng 4 lỗ, vô tình mở lối vượt thời gian vào Trái đất cổ đại

Bốn miệng hố va chạm được tạo ra gần đây trên sao Hỏa đã vô tình mở đường cho một loạt hướng nghiên cứu về rủi ro thiên thạch va chạm lẫn sự hình thành của chính Trái đất.

Đăng ngày: 14/12/2022
Ý tưởng xây khu rừng trên sao Hỏa

Ý tưởng xây khu rừng trên sao Hỏa

" Bong bóng rừng" sẽ chứa hệ sinh thái rộng 20 hecta với cây cối, đầm lầy, dòng không khí và áp suất khí quyển tương tự trên Trái đất.

Đăng ngày: 07/12/2022
Nghiên cứu cho thấy: Siêu sóng thần tàn phá hành tinh Đỏ

Nghiên cứu cho thấy: Siêu sóng thần tàn phá hành tinh Đỏ

Hành tinh Đỏ xưa kia từng chứa rất nhiều nước đến mức một cơn siêu sóng thần đã xảy ra tàn phá nơi đây.

Đăng ngày: 03/12/2022
NASA đã tìm ra tàn tích sinh vật ngoài hành tinh bơi trong nước?

NASA đã tìm ra tàn tích sinh vật ngoài hành tinh bơi trong nước?

Nhà thám hiểm đang dấn thân vào thế giới ngoài hành tinh Perseverance của NASA đã tìm thấy một kho báu sự sống đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 29/11/2022
Robot NASA ghi hình nhật thực trên sao Hỏa

Robot NASA ghi hình nhật thực trên sao Hỏa

Robot Perseverance ghi lại khoảnh khắc mặt trăng Phobos bay qua phía trước Mặt Trời, tạo thành " nhật thực méo" khác với trên Trái Đất.

Đăng ngày: 24/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News