Công nghệ nhận diện bằng mạch máu

Kiểu dáng mạch máu trên mu bàn tay có thể trở thành công cụ nhận diện mới an toàn hơn khuôn mặt, mống mắt và dấu vân tay.

Nhận diện sinh trắc học đang trở nên phổ biến trong những năm gần đây nhằm tăng tính an toàn, bảo mật, CNN hôm 16/2 đưa tin. Công nghệ nhận diện khuôn mặt được sử dụng ở nhiều nơi, từ sân bay đến sở cảnh sát, thậm chí trong hộp đêm. Phương pháp nhận diện mống mắt, dấu vân tay và giọng nói cũng xuất hiện rộng rãi.

Công nghệ nhận diện bằng mạch máu
Mạch máu trên mu bàn tay có thể trở thành công cụ nhận diện an toàn. (Ảnh: Shutterstock).

Tuy nhiên, một số phương pháp sinh trắc học có điểm yếu dễ thấy. Dấu vân tay có thể thu thập từ bề mặt mà một người vừa chạm vào để sao chép và tạo dấu vân tay giả, công nghệ nhận diện khuôn mặt đôi khi bị đánh lừa bằng cách dùng ảnh chụp trên mạng xã hội, kính áp tròng có thể đối phó với công nghệ mống mắt, theo Syed Shah, nhà nghiên cứu tại Trường Kỹ thuật và Khoa học Máy tính thuộc Đại học New South Wales.

"Các mạch máu nằm dưới da nên không để lại vết như dấu vân tay, cũng không sẵn có trên mạng xã hội như ảnh chụp khuôn mặt và cũng không thể lén lút lấy mẫu như mống mắt. Vì vậy, chúng tôi tin rằng phương pháp nhận diện bằng mạch máu sẽ khó qua mặt hơn", Shah giải thích.

Sử dụng camera chiều sâu Intel RealSense D415 Depth, nhóm nghiên cứu chụp 17.500 bức ảnh của 35 người tham gia. Những người này sẽ nắm tay lại, để lộ kiểu dáng mạch máu của bàn tay. Tiếp theo, nhóm chuyên gia dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để tách lấy các đặc điểm riêng biệt từ những mẫu hình này. Chúng có thể giúp nhận diện một cá nhân với độ chính xác hơn 99% với nhóm 35 người tham gia.

"Đặc biệt, việc lấy mẫu mạch máu đòi hỏi phải nắm tay, gây khó khăn khi đối phương muốn lấy mẫu một cách lén lút", Shah nói thêm. Ông cho biết, ý tưởng dùng mạch máu để nhận diện không mới, nhưng thường đòi hỏi công nghệ phức tạp. Trong khi đó, ông và các đồng nghiệp chỉ sử dụng camera 3D sẵn có.

Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí IET Biometrics. Nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ nhận diện bằng mạch máu có thể dùng để xác thực trên các thiết bị cá nhân như máy tính xách tay và điện thoại di động.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ giúp phát hiện ung thư bằng smartphone

Công nghệ giúp phát hiện ung thư bằng smartphone

Có thể bạn chưa biết, chó có khả năng đánh hơi nhiều loại bệnh vô cùng chính xác, bao gồm sốt rét, Parkinson, ung thư và cả Covid-19 từ nhiều nguồn khác nhau (máu, nước bọt, nước tiểu).

Đăng ngày: 22/02/2021
Nhẫn đeo tay chuyển thân nhiệt thành điện

Nhẫn đeo tay chuyển thân nhiệt thành điện

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Colorado phát triển loại nhẫn có thể tạo ra điện nhờ chênh lệch giữa thân nhiệt của người đeo với không khí xung quanh.

Đăng ngày: 17/02/2021
Chế tạo vật liệu mềm và đàn hồi như mô người

Chế tạo vật liệu mềm và đàn hồi như mô người

Vật liệu polymer tinh khiết được nhóm nghiên cứu Mỹ phát triển dựa trên công nghệ in 3D, có cấu trúc nano nhỏ gấp 1.000 lần polymer thông thường.

Đăng ngày: 15/02/2021
Thùng rác thông minh chạy bằng năng lượng mặt trời

Thùng rác thông minh chạy bằng năng lượng mặt trời

Mẫu thùng mới có sức chứa gấp 7 lần loại truyền thống nhờ ép và nén rác vài lần mỗi ngày, giúp giảm số lần phải đổ rác.

Đăng ngày: 12/02/2021
Những khả năng vô hạn của thiết bị điện tử gắn trên người

Những khả năng vô hạn của thiết bị điện tử gắn trên người

Benoît Lessard và nhóm nghiên cứu của mình đang phát triển các công nghệ chứa carbon có thể dẫn tới việc cải thiện sự hiển thị trên điện thoại một cách linh hoạt hơn.

Đăng ngày: 09/02/2021
Ba lô tạo ra điện trong lúc người đeo đi bộ

Ba lô tạo ra điện trong lúc người đeo đi bộ

Mẫu ba lô mới giúp giảm tác động lên người đeo, đồng thời tạo ra điện để cung cấp cho đèn LED hoặc thiết bị khác.

Đăng ngày: 09/02/2021
Để giảm kẹt xe, Elon Musk xây hẳn đường hầm dưới lòng đất

Để giảm kẹt xe, Elon Musk xây hẳn đường hầm dưới lòng đất

Tỷ phú Elon Musk đã đàm phán với thị trưởng Miami, Francis Suarez, về vấn đề xây dựng đường hầm khoảng 3,3 km bên dưới thành phố nhằm giảm tắc nghẽn giao thông.

Đăng ngày: 08/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News