Công nghệ nhìn đồ vật sau bức tường bằng WiFi

Một nhóm nghiên cứu ở Đại học California Santa Barbara phát triển phương pháp mới có thể mô phỏng hình ảnh vật thể tĩnh ở sau bức tường bằng WiFi.

Công nghệ nhìn đồ vật sau bức tường bằng WiFi
Chữ BELIEVE đặt sau bức tường (trên) và ảnh chụp bằng sóng WiFi (dưới). (Ảnh: UC Santa Barbara)

Cảm biến vật thể chuyển động bằng cách sử dụng tín hiệu WiFi có nhiều kết quả hứa hẹn. Tuy nhiên, thách thức khi áp dụng công nghệ tương tự với vật thể tĩnh bởi chúng thiếu chuyển động. Để khắc phục thách thức này, nhóm nghiên cứu dùng bảng chữ cái tiếng Anh làm vật thể tĩnh. Phương pháp mang tên Wiffract của họ dùng sóng vô tuyến của máy thu phát WiFi để tiến hành thí nghiệm.

Wiffract được phát triển dựa trên Thuyết nhiễu xạ hình học (GTD) của Joseph Keller, khai thác ký hiệu mà phần rìa để lại trên lưới thu nhận. Khi sóng va đập với phần rìa, đỉnh sóng xuất hiện, gọi là nón Keller, theo GTD. Tương tác đó không chỉ ứng với rìa sắc nhọn dễ thấy mà tất cả bề mặt. Các nhà nghiên cứu lắp đặt lưới thu nhận ở gần phần rìa. Các tia phản xạ lưu lại những tín hiệu khác nhau trên lưới thu nhận, nhờ đó nhóm nghiên cứu có thể xác định hình ảnh của vật thể họ đang theo dõi.

"Chúng tôi sau đó phát triển mô hình toán học, sử dụng tín hiệu hình nón để suy ra đường nét của phần rìa", Yasamin Mostofi, giáo sư ở Đại học California Santa Barbara, cho biết. Điều đó cho phép thể hiện ảnh chụp WiFi của chữ cái tiếng Anh qua bức tường.

Trong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đặt các ký tự của chữ "BELIEVE" sau một bức tường để đọc bằng WiFi. Kết quả cuối cùng cho thấy ảnh chụp rõ nét của bảng chữ. "Wiffract không chỉ dễ dàng xác định các ký tự mà cả chi tiết chữ cái cũng được chụp rất tốt. Wiffract giúp đọc xuyên qua tường bằng WiFi lần đầu tiên", nhóm nghiên cứu kết luận.

Mostofi và cộng sự đã tiến hành 30 thí nghiệm chụp ảnh chữ cái tiếng Anh viết hoa. Sau khi thu được ảnh chụp, các nhà nghiên cứu có thể nâng cấp hình ảnh bằng công cụ hoàn thiện. Những ứng dụng khác nhau của Wiffract bao gồm phân tích đám đông, nhận dạng người, sức khỏe và không gian thông minh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học phát triển thành công

Các nhà khoa học phát triển thành công "bút" viết được trong nước

Nhóm nhà khoa học quốc tế phát triển chiếc bút dạng hạt nhỏ 50 micromet, làm bằng vật liệt đặc biệt với khả năng trao đổi ion trong chất lỏng.

Đăng ngày: 17/09/2023
Máy bay siêu thanh hạng sang tốc độ 1.800km/h

Máy bay siêu thanh hạng sang tốc độ 1.800km/h

Máy bay siêu thanh S-512 có phạm vi hoạt động khoảng 11.500 km, chở được 12 - 18 hành khách và hướng đến sự sang trọng.

Đăng ngày: 16/09/2023
Xe đua điện lập kỷ lục tăng tốc nhanh nhất thế giới

Xe đua điện lập kỷ lục tăng tốc nhanh nhất thế giới

Thụy Sĩ- Mẫu xe đua điện của Đại học ETH Zurich tăng tốc từ 0 đến 100 km/h chỉ trong 0,956 giây trên quãng đường 12,3 m.

Đăng ngày: 14/09/2023
Top 4 công nghệ giúp con người tiến gần hơn đến sự bất tử

Top 4 công nghệ giúp con người tiến gần hơn đến sự bất tử

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, giới chuyên gia dự báo, sớm nhất là vào năm 2030, con người có thể chạm tay vào giấc mơ này nhờ sự hỗ trợ của 4 công nghệ sau đây.

Đăng ngày: 13/09/2023
Hàn Quốc phát triển robot đầu tiên trên thế giới có khả năng lái máy bay

Hàn Quốc phát triển robot đầu tiên trên thế giới có khả năng lái máy bay

Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa giới thiệu một mẫu robot hình người, được tích hợp trí tuệ nhân tạo và có khả năng lái máy bay.

Đăng ngày: 13/09/2023
Robot mềm tự hủy có thể tan chảy thành vũng nước

Robot mềm tự hủy có thể tan chảy thành vũng nước

Trong thử nghiệm, robot dài 3 cm làm bằng nhựa silicone trộn hợp chất hoàn thành nhiệm vụ trinh sát, báo cáo kết quả và tự hủy.

Đăng ngày: 12/09/2023
Máy bay cứu thương cất hạ cánh thẳng đứng có tốc độ 463km/h

Máy bay cứu thương cất hạ cánh thẳng đứng có tốc độ 463km/h

Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng JA1 Pulse trang bị 8 cánh quạt chạy điện, có thể nhanh chóng chở nhân viên cứu hộ tới nơi có bệnh nhân.

Đăng ngày: 08/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News