Công nghệ than đá mới: thải ít CO2, tăng năng lượng
Các nhà nghiên cứu ĐH Queensland đã thử nghiệm thành công một công nghệ mới hứa hẹn tạo ra một cuộc cách mạng trong việc sử dụng năng lượng từ than đá.
Kỹ sư hóa học, GS. John Zhu từ trường Công nghệ Hóa học đang tiến hành dự án công nghệ Direct Carbon Fuel Cells (DCFC). Công nghệ mới sẽ tạo ra gấp đôi năng lượng khi sử dụng than đá so với công nghệ hiện nay và giảm đến mức tối thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
GS. Zhu cho biết: “Hiệu suất năng lượng cao của công nghệ mới này sẽ giảm phân nửa số lượng than đá cần thiết để sản xuất điện”.
“Khi đưa vào áp dụng, công nghệ này sẽ giúp ngành công nghiệp tiết kiệm đáng kể năng lượng và chi phí. Sau đó, người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng lợi từ việc này”.
![]() |
Việc sử dụng than đá đã thải một lượng lớn khí các-bo-níc vào khí quyển. (Ảnh: VNN) |
Cùng với hiệu quả tiết kiệm năng lượng và chi phí, công nghệ DCFC cũng sẽ cung cấp năng lượng sạch hơn. GS. Zhu tin rằng, với DCFC sản phẩm phụ của quá trình đốt than - khí các-bo-nic gây hiệu ứng nhà kính - sẽ được giữ lại và lưu trữ một cách an toàn.
“Một trong những thách thức chủ yếu của việc sử dụng năng lượng từ than đá là phải làm giảm tác động của nó lên môi trường bằng cách tách khí các-bo-níc ra khỏi khí thải tạo ra từ quá trình đốt than đá và đảm bảo rằng nó không được giải phóng vào khí quyển”, GS. Zhu cho biết.
“DCFC sẽ đem lại các-bo-níc nguyên chất như là một sản phẩm phụ, từ đó giúp cho việc xử lý nó cũng dễ dàng hơn”.
Giai đoạn sau của việc phát triển công nghệ này sẽ bao gồm việc tìm hiểu ý kiến từ ngành công nghiệp năng lượng và nguồn quỹ chính phủ để giúp khuếch trương rộng rãi công nghệ này.
Chủ nhiệm Khoa Công nghệ, Kiến trúc và Công nghệ thông tin, ĐH Queensland, GS. Graham Schaffer nói rằng, DCFC là một trong những công nghệ năng lượng sạch đang được ĐH Queensland tập trung thúc đẩy.
“Các kỹ sư của ĐH Queensland là những người đi đầu trong cuộc chiến phát triển công nghệ than đá ít khí thải và cung cấp nguồn năng lượng tái tạo như hydro, địa nhiệt và năng lượng mặt trời". GS. Schaffer nói thêm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
