Công nghệ trên đường sắt vượt biển nhanh nhất Trung Quốc
Đường sắt vượt biển nhanh nhất Trung Quốc với tốc độ tối đa 350 km/h bắt đầu hoạt động hôm 28/9 nối liền các thành phố dọc vùng ven biển phía tây eo biển Đài Loan.
Tuyến đường sắt 350km/h nối các thành phố ở Phúc Kiến. (Video: Xinhua)
Một tàu viên đạn khởi hành từ Phúc Châu, thủ phủ tỉnh Phúc Kiến vào 9h15 sáng ngày 28/9 theo giờ địa phương, đánh dấu khánh thành đường sắt cao tốc Phúc Châu - Hạ Môn - Chương Châu dài 227km, theo CGTN. Là công trình đầu tiên thuộc loại này ở Trung Quốc, đường sắt mới giảm thời gian di chuyển giữa Phúc Châu và Hạ Môn, hai thành phố lớn ở tỉnh Phúc Kiến, xuống 55 phút, theo đơn vị vận hành là Công ty tập đoàn đường sắt Trung Quốc.
Với điểm dừng ở các thành phố Phúc Châu, Phủ Điền, Tuyền Châu, Hạ Môn và Chương Châu, tuyến đường sắt mới là siêu dự án cơ sở hạ tầng mới nhất khánh thành, giúp tăng cường kết nối ở tỉnh Phúc Kiến, nơi phương tiện và hiệu quả giao thông bị hạn chế do địa hình đồi núi.
Đoàn tàu đánh dấu khánh thành đường sắt cao tốc Phúc Châu - Hạ Môn - Chương Châu dài 227km.
Quá trình xây dựng bắt đầu năm 2017, tuyến đường sắt ứng dụng nhiều công nghệ thông minh, bao gồm Internet vạn vật, điện toán biên và hệ thống thông tin địa lý, tiến thêm một bước hướng tới xây dựng giao thông thông minh trong nước. Hành khách có thể tận hưởng cảnh biển với 19,9 km đường tàu xây trên biển, chạy ngang qua vịnh Tuyền Châu, vịnh Mi Châu và vịnh An Hải, thông qua những cây cầu mà kỹ sư nói cực kỳ khó thi công.
"Tuyến đường sắt này bao gồm gần như mọi thách thức mà các dự án đường sắt cao tốc trước đây từng đối mặt", Li Pingzhuo, quản lý dự án ở Công ty khảo sát và thiết kế đường sắt Trung Quốc Siyuan, đơn vị thiết kế, cho biết.
Quá trình thi công ba cây cầu khắc phục thành công những thách thức đặt ra bởi gió mạnh, sóng cao, nước sâu và đặc tính xói mòn của môi trường biển. Theo Li, tuyến đường sắt cũng được gia cố chống động đất do chạy qua khu vực có nguy cơ địa chấn cao.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!
Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Chiếc máy tính mạnh nhất thế giới
Những hệ thống máy tính lượng tử với hàng trăm nghìn đến hàng triệu qubit đang được IBM, Google phát triển, dự kiến hoàn thành trong 10 năm tới.

Trung Quốc thử nghiệm tàu siêu tốc có thể nhanh ngang máy bay
Trung Quốc lần đầu thử nghiệm thành công tàu siêu tốc chở khách có thể bay trong đường ống chân không với tốc độ 1.000km/h.
